Các hình thức thanh toán là một trong những phần rất quan trọng trong các hoạt động thương mại quốc tế. Nếu bạn chọn hình thức thanh toán đúng phù hợp với giao dịch sẽ làm cho các hoạt động mua bán này trở nên thuận tiện hơn rất nhiều.

Trong đó, phương thức thanh toán L/C đặc biệt là L/C giáp lưng được sử dụng rất nhiều. Vậy bạn đã thực sự hiểu L/C giáp lưng (back to back L/C) là gì chưa? Bài viết dưới đây Kênh Logistics sẽ giải đáp câu hỏi trên một cách chi tiết nhất.

»»»» Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt

1. L/C giáp lưng (Back to Back LC) là gì?

Back to back LC

Back to Back LC là tên gọi tiếng anh của L/C giáp lưng. Sau khi nhận được L/C do người Client mở, người trader sẽ căn cứ vào L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp với ngân hàng của mình để mở một L/C khác cho người hưởng lợi khác với nội dung gần giống như L/C ban đầu.

L/C đầu tiên được gọi là L/C thứ nhất hay L/C gốc hoặc Master L/C.

L/C thứ hai gọi là L/C giáp lưng (Back to Back L/C) hay Baby L/C hoặc Secondary L/C.

Khi trade là người trung gian và không muốn hai bên đối tác của mình biết nhau, khi đó L/C này sẽ được sử dụng.

2. L/C giáp lưng dùng trong trường hợp nào

Như đã nói ở trên, L/C giáp lưng (Back to back LC) thường sẽ được sử dụng chủ yếu mua bán hàng hóa qua trung gian, và được dùng khi:

  • L/C gốc hay chính là L/C thứ nhất thuộc loại không thể chuyển nhượng trong khi nhà trung gian không thể tự mình cung cấp hàng hóa. Khi đó nhà trung gian mang L/C gốc mình nhận được từ khách hàng để làm căn cứ và mở 1 L/C khác cho nhà cung cấp hàng hóa hưởng.
  • Nếu L/C gốc có thể chuyển nhượng nhưng nhà cung cấp lại không đồng ý L/C chuyển nhượng vì nó sẽ không đảm bảo được khả năng được thanh toán.
  • Khi các điều kiện của hợp đồng mua và bán trong thương mại là khác nhau.
  • Khi bộ chứng từ xuất trình theo L/C gốc không khớp hoặc không thể khớp với bộ chứng từ xuất trình theo L/C thứ hai.
  • Khi người trung gian không muốn 2 bên đối tác biết nhau nên giấu tất cả các thông tin liên quan đến điều kiện giao hàng, nhà nhập khẩu, nơi hàng đến, và các thông tin về giá cả…

3. Nội dung của L/C giáp lưng

Mặc dù được gọi là L/C giáp lưng (Back to Back LC), nhưng cả hai L/C là L/C gốc và L/C giáp lưng đều sẽ không ghi tiêu đề như vậy. Giáp lưng là khái niệm có thể hiểu là dựa trên cái có trước và được cái có trước đảm bảo khi có một giao dịch thương mại xảy ra và sử dụng 2 L/C riêng biệt.

Giữa L/C gốc và L/C giáp lưng sẽ không có mối liên hệ pháp lý nào. Người mở L/C gốc không liên quan gì đến L/C giáp lưng, còn người thụ hưởng L/C giáp lưng cũng không có liên quan gì đến L/C gốc cả. Tuy hai

L/C gốc và L/C giáp lưng (Back to Back LC) là giống nhau, nhưng xét các mặt cụ thể vẫn tồn tại một số điểm khác nhau như sau:

  • Số tiền của Back to Back LC (L/C giáp lưng) thường nhỏ hơn so với số tiền của L/C gốc. Số tiền chênh lệch này bao gồm chi phí và phần thưởng cho nhà trung gian.
  • Đơn giá của Back to Back LC (L/C giáp lưng) thường thấp hơn đơn giá của L/C gốc;
  • Số loại chứng từ của Back to Back LC (L/C giáp lưng) thường nhiều hơn L/C gốc;
  • Thời hạn giao hàng của Back to Back LC (L/C giáp lưng) phải sớm hơn L/C gốc;
  • Thời hạn hiệu lực của Back to Back LC (L/C giáp lưng) là ngắn hơn L/C gốc.

4. Quy trình thanh toán L/C giáp lưng

Sơ đồ quy trình thanh toán và lưu chuyển L/C giáp lưng

(1). Sau khi L/C giáp lưng (Back to Back LC) chấp nhận người thụ hưởng thứ 2 giao hàng cho người yêu cầu.

(2). Người thụ hưởng thứ hai sẽ lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C thứ hai và gửi bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo thứ hai đòi tiền ngân hàng phát hành thứ hai .

(3). Ngân hàng thông báo thứ hai sẽ gửi bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành thứ hai.

(4).Sau đó, ngân hàng phát hành thứ hai kiểm tra lại bộ chứng từ, nếu phù hợp thì sẽ trả tiền cho người thụ hưởng thứ hai thông qua ngân hàng thông báo thứ hai .

(5). Ngân hàng phát hành thứ hai sẽ xuất trình bộ chứng từ đó cho người thụ hưởng thứ nhất kiểm tra và yêu cầu trả tiền cùng gửi bộ chứng từ cho người thụ hưởng thứ nhất.

(6). Người thụ hưởng thứ nhất sẽ chỉnh sửa bộ chứng từ (nếu có) sau đó gửi bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo thứ nhất để đòi tiền ngân hàng phát hành thứ nhất.

(7). Ngân hàng thông báo thứ nhất sẽ gửi bộ chứng từ trên cho ngân hàng phát hành thứ nhất.

(8). Ngân hàng phát hành thứ nhất kiểm tra bộ chứng từ đó, nếu bộ chứng từ này phù hợp với L/C thì sẽ trả tiền cho người thụ hưởng thứ nhất thông qua ngân hàng thống báo thứ nhất.

(9). Ngân hàng phát hành thứ nhất xuất trình bộ chứng từ đó cho người đề nghị mở L/C kiểm tra và yêu cầu trả tiền cùng gửi bộ chứng từ cho người yêu cầu mở L/C.

5. So sánh L/C chuyển nhượng và LC giáp lưng

Giống nhau:

  • Đều là L/C không được hủy ngang giữa chừng
  • Được sử dụng trong các giao dịch mua bán có 3 bên tham gia: Nhà sản xuất – người trung gian – người nhập khẩu.
  • Số tiền của L/C sau thường ít hơn L/C trước
  • Thời hạn của L/C trước sẽ dài hơn L/C sau
  • Thời gian L/C trước muộn hơn so với L/C sau.

Khác nhau:

L/C chuyển nhượng:

  • Được phép chuyển nhượng từ người hưởng lợi gốc ban đầu sang nhiều bên khác tùy thuộc vào yêu cầu của người hưởng lợi thứ nhất.
  • Bản chất đó là chỉ có một thư tín dụng.
  • Người hưởng lợi đầu tiên sẽ là người chịu phí chuyển nhượng
  • Những phần L/C được chuyển nhượng cho nhiều bên nếu không vượt quá tổng số tiền L/C ban đầu. Ngoài ra nếu L/C không cấm giao hàng riêng rẽ và thanh toán từng phần thì còn có thể chuyển nhượng riêng rẽ.
  • Ngày giao hàng L/C trước có thể muộn hơn L/C sau
  • Người trung gian không giấu tên hoặc thông tin của người nhập khẩu hoặc người sản xuất.
  • Ngân hàng chuyển nhượng sẽ chỉ có nghĩa vụ chuyển nhượng chứ không có nghĩa vụ thanh toán cho người hưởng lợi thứ 2 trở đi.

L/C giáp lưng:

  • Được mở trên cơ sở và có cùng điều kiện với L/C gốc nhưng là 1 L/C biệt lập.
  • Bản chất là có 2 thư tín dụng là L/C gốc và L/C giáp lưng ( Back to Back LC)
  • Người trung gian sẽ chịu tiền phí mở L/C giáp lưng
  • Quá trình thực hiện phức tạp khi phải thay đổi chứng từ và phối hợp thời gian một cách ăn khớp với nhau.
  • Ngân hàng mở L/C sẽ phải có nghĩa vụ thanh toán cho nhà sản xuất.
  • Người trung gian sẽ giấu thông tin của 2 bên đối tác của mình.

Trên đây là những thông tin về L/C giáp lưng (Back to Back LC). Mong rằng những chia sẻ của Kênh Logistics chia sẻ trong bài viết sẽ thực sự hữu ích với bạn.

Xem thêm: 

Rate this post
Bài viết tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *