Supply Chain Management Là Gì?

Logistics và Supply Chain là thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều trong những năm gần đây. Vậy Supply Chain là gì? Logistics và Supply chain khác nhau như thế nào? Hãy cùng Kênh Logistics giải đáp những thắc mắc đó qua bài viết dưới đây.

1. Supply Chain là gì? Supply Chain Management là gì?

Supply Chain Management Là Gì?

Supply Chain (còn được gọi là Chuỗi cung ứng). Nó gồm các mắt xích gồm công ty và các nhà cung cấp tạo thành mạng lưới để sản xuất, phân phối sản phẩm. Chuỗi này sẽ bắt đầu từ giai đoạn đầu là tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô cho đến việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng tới tay người tiêu dùng.

Mạng lưới này bao gồm các hoạt động, các bên liên quan như: Con người, công ty, nhà xưởng, thông tin và tài nguyên khác nhau.

Trong Chuỗi cung ứng phức tạp, các sản phẩm đã qua sử dụng có thể quay trở lại bất kì một mắt xích nào trong Chuỗi cung ứng, nơi mà giá trị còn lại của nó có thể tái chế được. Các nhà cung cấp trong Chuỗi cung ứng thường được xếp hạng theo “cấp”: nhà cung cấp cấp một sẽ là người trực tiếp cung cấp sản phẩm cho khách hàng, cấp hai là các nhà cung cấp cho cấp một, cấp ba là nhà cung cấp cho cấp hai,…

Nhắc đến “Supply Chain” thì thể không thiếu “Supply Chain Management”

Vậy Supply Chain Management là gì?

Về cơ bản Supply Chain Management (SCM) – Quản lý Chuỗi cung ứng là việc quản lý dòng hàng hóa, dữ liệu và tài chính liên quan tới sản phẩm hoặc dịch vụ.

SCM sẽ bắt đầu từ việc thu mua nguyên liệu thô cho đến công đoạn phân phối sản phẩm tại điểm cuối cùng. Theo thời gian việc quản lý hệ thống SCM cũng ngày càng được hiện đại, nhờ công nghệ kĩ thuật số ta có thể xử lý vật liệu và phần mềm cho tất cả các bên liên quan đến việc tạo sản phẩm hoặc dịch vụ như nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà cung cấp vận chuyển và hậu cần và nhà bán lẻ với độ chính xác cao và dễ dàng hơn.

Các hoạt động của chuỗi cung ứng bao gồm: Quản lý việc thu mua, quản lý vòng đời sản phẩm, lập kế hoạch chuỗi cung ứng (bao gồm lập kế hoạch hàng tồn kho và duy trì tài sản doanh nghiệp và dây chuyền sản xuất), hậu cần (bao gồm vận chuyển và quản lý đội xe), quản lý đơn đặt hàng. SCM cũng có thể mở rộng sang các hoạt động thương mại toàn cầu như: quản lý các nhà cung cấp toàn cầu và các quy trình sản xuất đa quốc gia.

Quản lý tốt SCM giúp công ty phát triển chuỗi cung ứng để giảm chi phí và duy trì tính cạnh tranh trong bối cảnh kinh doanh.

Tham khảo: Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt

2. Phân biệt Supply Chain và Logistics

Trước tiên, bạn cần phải biết Supply Chain và Logistics không chỉ đơn giản là công việc hậu cần, chúng bao gồm những công việc sâu, rộng hơn rất nhiều:

– Logistics: là việc cung cấp, lên kế hoạch và quản trị các phương tiện, nhân lực, nguồn cung ứng và tồn kho để hỗ trợ hoặc đảm bảo cho việc sản xuất, kinh doanh.

– Supply Chain: làm nhiệm vụ lập kế hoạch, điều phối sao cho dòng chảy của sản phẩm/vật tư, dịch vụ, thông tin và tài chính từ nhà sản xuất qua nhiều tổ chức, công ty trung gian cho đến tận tay người tiêu dùng một cách hiệu quả và hợp lý nhất. Nó bao gồm các hoạt động marketing, phát triển sản phẩm, tài chính, dịch vụ khách hàng và

Logistics là một bộ phận trong Supply Chain

Như vậy, supply chain và logistics có sự khác nhau như sau:

– Về tầm ảnh hưởng: Logistics có tầm ảnh hưởng ngắn hoặc trung hạn, còn Supply Chain có tầm nhìn dài hạn hơn.

– Về mục tiêu: Logistics mong muốn giảm được tối đa chi phí vận chuyển nhưng vẫn tăng được chất lượng dịch vụ cho khách hàng; còn Supply Chain đặt mục tiêu giảm được chi phí trên toàn diện của chuỗi dựa trên việc tăng cường khả năng cộng tác và phối hợp, do đó tăng hiệu quả trên toàn bộ hoạt động Logistics.

– Về công việc: Logistics quản trị các hoạt động bao gồm vận tải, kho bãi, dự báo, đơn hàng, giao nhận, dịch vụ khách hàng…còn Supply Chain bao gồm tất cả các hoạt động của Logistics và quản trị nguồn cung cấp, sản xuất, hợp tác và phối hợp của các đối tác, khách hàng…

– Về phạm vi hoạt động: Logistics chủ yếu quản lý các hoạt động bên trong doanh nghiệp; Supply Chain quản lý tất cả các hoạt động cả bên trong lẫn bên ngoài, đối nội lẫn đối ngoại để mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho doanh nghiệp.

3. Mô hình chuỗi cung ứng – Supply Chain

Supply Chain Là Gì?

Mô hình Supply Chain Operations Reference (hay còn gọi là mô hình tham chiếu hoạt động Chuỗi cung ứng) có tên viết tắt là SCOR. SCORe hỗ trợ giao tiếp giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng bằng cách cung cấp khuôn khổ liên kết các quy trình kinh doanh, số liệu, thực tiễn và công nghệ thành một cấu trúc thống nhất.

Từ đó, giúp nâng cao hiệu quả của quản lý Chuỗi cung ứng cũng như các hoạt động cải tiến Chuỗi cung ứng liên quan khác. Ngoài ra, SCOR còn có chức năng đo lường hiệu suất giao hàng và thực hiện đơn đặt hàng, đánh giá hiệu quả tổng thể của chuỗi cung ứng như tính linh hoạt trong sản xuất, chi phí xử lý bảo hành và đổi trả, lượng hàng tồn kho và tài sản,…

Quy trình của mô hình tham chiếu hoạt động Chuỗi cung ứng được thực hiện như sau:

Bước 1: Lên kế hoạch (Plan): Công việc này bao gồm cân đối các nguồn lực, chuẩn bị các quy tắc kinh doanh và sắp xếp kế hoạch chuỗi cung ứng với kế hoạch tài chính của tổ chức.

Bước 2: Nguồn (Source): Ở bước này sẽ mô tả các công việc quản lý hàng tồn kho, tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô, thỏa thuận và thanh toán với nhà cung cấp.

Bước 3: Thực hiện (Make): Ở đây đề cập đến việc sản xuất, đóng gói và phát hành sản phẩm theo các đơn đặt hàng. Trong giai đoạn này cũng đề cập đến nhiệm vụ quản lý mạng lưới sản xuất; thiết bị và cơ sở vật chất; vận chuyển.

Bước 4: Giao hàng (Delivery): Bao gồm các công việc nhận và xử lý đơn hàng, nhập kho, giao hàng cũng như quản lý hàng tồn kho thành phẩm và quản lý vòng đời sản phẩm.
Bước cuối cùng là trở lại (Return): Ở bước này cần áp dụng các quy tắc kinh doanh để xử lý những sản phẩm bị trả lại.

4. Tầm quan trọng của Supply Chain

SCM hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế được trôi chảy, nhịp nhàng hơn. Một chuỗi cung ứng hoạt động liên tục, nhịp nhàng sẽ giúp cho nền kinh tế phát triển nhịp nhàng, đồng bộ.

SCM quản lý cả quá trình từ đầu vào đến đầu ra một cách hiệu quả. Các nguồn tài nguyên đầu vào được biến đổi thành sản phẩm hoàn chỉnh và có giá trị tăng lên cho cả khách hàng và nhà sản xuất.

Supply Chain Management là động lực tác động trực tiếp đến khả năng hội nhập của nền kinh tế, tăng tính cạnh tranh của một quốc gia.

Tuy nhiên SCM cũng có tính hai mặt, nếu doanh nghiệp biết quản lý tốt các nghiệp vụ trong chuỗi thì năng xuất kinh doanh tại doanh nghiệp rất cao. Còn nếu không quản lý tốt, có các quyết định sai nguồn cung ứng vật liệu, kho bãi, vận tải… sẽ gây lãng phí, vận hành chồng chéo, kém hiệu quả.

5. Lợi ích của quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả

Nếu doanh nghiệp quản lý tốt chuỗi cung ứng, quản lý tốt sản phẩm, cung cấp đủ chất lượng của sản phẩm cần thiết thì sẽ đem đến doanh thu tốt, giảm nguy thiểu sự tổn thất, giảm chi phí hàng tồn.

Bên cạnh đó, quản trị chuỗi cung ứng tốt còn đem đến hiệu quả về hoạt động logistics, hậu cần. Đảm bảo hàng hóa tới tay các doanh nghiệp và khách hàng một cách nhanh chóng, đúng tiến độ và đảm bảo được chất lượng hàng hóa, tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận cho các doanh nghiệp.

Tóm lại, quản trị chuỗi cung ứng sẽ đem tới những lợi ích cụ thể như:

  • Giúp giảm tối đa chi phí chuỗi cung ứng SCM
  • Giảm thiểu lượng hàng tồn kho
  • Cải thiện vòng cung ứng đơn hàng tốt nhất
  • Giúp việc dự báo sản xuất được chính xác nhất.
  • Tăng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.

Một chuỗi cung ứng hoàn hảo sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nhiều lợi thế trong kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa chi phí, thu được lợi nhuận cao hơn. Nhất là trong các bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa, các doanh nghiệp kinh doanh bằng cách tự cung tự cấp và tự làm mọi do đó sẽ không đạt hiệu quả cao nhất, thậm chí sẽ khiến doanh nghiệp sa vào vực thẳm vì phải chịu nhiều chi phí hơn cho nhiều bộ phận. Chưa kể tính tới năng lực sản xuất, công nghệ và những yếu tố khác.

Thay vì vậy, việc liên kết giữa các đơn vị có thế mạnh riêng, phối hợp nhịp nhàng giữa các nhà sản xuất – nhà phân phối – nhà bán lẻ. Phân chia nhỏ các công đoạn ra sẽ giúp được nhà cung cấp giảm được chi phí ở thành phẩm cuối cùng, đồng thời sẽ có được sản phẩm chất lượng tốt nhất.

Muốn làm được điều đó thì vai trò của các nhà quản trị chuỗi cung ứng là vô cùng quan trọng. Họ chính là những người làm công việc công tác kết nối, quản lý, đảm bảo chuỗi cung ứng được diễn ra nhịp nhàng, liên tục và hạn chế tối đa các rủi ro. Đồng thời, các nhà quản trị chuỗi cung ứng cũng là người sẽ giải quyết những rủi ro phát sinh để đảm bảo được hoạt động của quy trình cung ứng.

6. Cơ hội nghề nghiệp ngành Supply chain

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước nói chung và ngành Logistics nói riêng cơ hội nghề nghiệp trong ngành supply chain ngày càng lớn hơn. Tuy nhiên nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của supply chain cũng khá cao nên vẫn luôn khan khiếm nguồn nhân lực và những người tham gia vào ngành này đều được trả lương khá “ hậu hĩnh”.

Bước chân vào ngành Supply chain bạn có thể làm

  • Chuyên viên dự báo nguồn hàng;
  • Hoạch định và điều phối nguồn nguyên vật liệu;
  • Lên kế hoạch sản xuất;
  • Quản lý hàng tồn kho;
  • Quản lý dự án;
  • Chuyên viên làm việc tại các kho bãi, vận chuyển;
  • Chuyên viên làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu;
  • Chuyên viên mua hàng;….

Xem thêm:

Nếu muốn tham gia vào chuỗi cung ứng thì ngay từ bây giờ hãy chuẩn bị thật kỹ hành trang cho bản thân mình, trau dồi kĩ năng. Chúc các bạn thành công!

Rate this post
Bài viết tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *