Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển

Hiện nay, có rất nhiều phương thức vận tải để nhập khập khẩu hàng hóa, Một trong số đó có thể kể đến là vận chuyển và nhập khẩu qua đường biển, đây cũng là phương thức vận tải phổ biến nhất.

Vậy quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển diễn ra như thế nào? Lý do gì mà doanh nghiệp lại lựa chọn phương thức vận chuyển bằng đường biển thay vì các đường khác?

Bài viết dưới đây Kênh Logistics sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi này để có thể hình dung được quy trình giao nhận hàng hóa bằng phương thức này một cách dễ hiểu nhất.

Có thể bạn quan tâm: Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt

1. Các bên tham gia vào quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển

Việc dịch chuyển hàng hóa từ người bán đến người mua thường phải qua các phương thức vận tải với các thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và những thủ tục liên quan. Vì vậy, xuất hiện các bên tham gia với mỗi nhiệm vụ đặc thù của mình để hoàn thành quá trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Dưới đây là các bên tham gia quy trinh giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển:

  • Tổ chức giám định hàng hóa
  • Cảng biển
  • Hải quan cảng biển
  • Người bán – người gửi hàng/ chủ hàng
  • Người giao nhận: Chuyên chở hàng hóa, Đại lý của chủ hàng, Tổng hợp logistics
  • Các cơ quan tổ chức khác
  • Người mua – Người nhận hàng

Sơ đồ mối quan hệ giữa các bên tham gia trong quá trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển

Sơ đồ quy trình giao nhận hàng hóa

2. Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì đường biển là phương thức vận chuyển phổ biến và đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, trình tự quy trình giao nhận hàng hóa diễn ra qua các bước sau:

Bước 1: Xin giấy phép (nếu có).

Các giấy phép rất quan trọng trong quy trình này và được yêu cầu rất nghiêm ngặt. Với việc quản lý nghiêm ngặt này, hàng hóa sẽ được kiểm soát về chất lượng khi nhập khẩu, đồng thời rào cản thương mại về cả kỹ thuật và kinh tế sẽ được dựng lên.

Bước 2: Xác nhận thanh toán.

Dưới đây là 3 phương thức thanh toán phổ biến, bên mua sẽ lựa chọn một phương thức để thanh toán cho bên bán:

Quy trình giao nhận hàng hóa

a. Thanh toán bằng tiền mặt, séc

Những yêu cầu bắt buộc:

  • Xác định rõ ràng nhân thân của người nhận tiền
  • Chỉ được phép thanh toán khi đầy đủ các loại giấy tờ hàng hóa theo yêu cầu
  • Tuyệt đối tuân thủ chặt chẽ các thủ tục thanh toán bằng tiền hàng xuất khẩu
  • Vì thế, khi thanh toán bằng phương thức này, cần thực hiện các bước theo trình tự dưới đây:
  • Xuất trình giấy tờ tùy thân của nhân thân (giấy giới thiệu, hộ chiếu,…)
  • Kiểm tra kỹ lưỡng các điều khoản có trong hợp đồng
  • Lập đầy đủ và chính xác phiếu chi, đóng dấu
  • Chuyển tiền cho thủ quỹ

b. Thanh toán bằng cách chuyển tiền

Với phương thức thanh toán này, nhà nhập khẩu sẽ có lợi, tuy nhiên, đòi hỏi độ uy tín của nhà nhập khẩu phải cao, tiềm lực tài chính mạnh mẽ và kinh doanh có kết quả tốt. Trình tự thanh toán như sau:

  • Nhận mẫu lệnh chuyển tiền từ ngân hàng nơi công ty mở tài khoản ngoại tệ.
  • Ghi đầy đủ và ký vào phiếu chuyển tiền cùng với biên bản thanh toán.
  • Nhận xác nhận của ngân hàng và thông báo cho khách hàng

c. Thanh toán bằng thư tín dụng

Đây là phương thức thanh toán phổ biến và đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên xuất và nhập khẩu, được thực hiện qua trình tự dưới đây:

Nhận đơn đề nghị mở thư tín dụng tại ngân hàng.

Điền đầy đủ thông tin và ký vào đơn mở thư tín dụng kèm theo hợp đồng nhập khẩu. Trong trường hợp vay vốn, phải có hợp đồng tín dụng kèm theo tài sản thế chấp, hợp đồng thế chấp hàng hóa, hợp đồng thuê kho bãi, bộ hồ sơ mở thư tín dụng.

Thanh toán phí mở tài khoản L/C và lấy xác nhận để thông báo cho khách hàng.

Bước 3: Yêu cầu thực hiện hợp đồng

Việc này cơ bản chỉ là nhắc nhở và yêu cầu các nhà xuất khẩu báo cáo về tiến độ thực hiện hợp đồng. Các nhiệm vụ này cần được thực hiện thường xuyên để tạo sự quan tâm cũng như trách nhiệm giải trình cho đối tác.

Bước 4: Thuê tàu

Ba bước để thuê tàu như sau:

  • Liên hệ với đại lý vận chuyển để biết thông tin về lịch trình cũng như giá cước.
  • Bàn giao hàng hóa cho người vận chuyển, người chuyên chở sẽ ký nhận hàng hóa.
  • Cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho đại lý chuẩn bị vận đơn, đổi biên lai lấy vận đơn và thanh toán cước phí cho đại lý

Bước 5: Mua bảo hiểm

Vì người mua và người thụ hưởng là như nhau nên việc mua bảo hiểm và giải quyết khiếu nại sẽ thuận tiện hơn. Các giao dịch bảo hiểm do nhà nhập khẩu thực hiện tương tự như giao dịch của nhà xuất khẩu, đặc biệt là người thụ hưởng và nơi gửi đơn, trả tiền bồi thường sẽ là nước xuất khẩu.

Bước 6: chấp nhận thanh toán tiền hàng (nếu có)

Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển chi chấp nhận hai phương thức thanh toán là nhờ thu và qua thư tín dụng.

Sau khi xuất hàng, người bán sẽ gửi bộ chứng từ hải quan cho ngân hàng, ngân hàng sẽ kiểm soát chứng từ. Người mua sẽ yêu cầu ngân hàng ký phát vận đơn để nhận hàng.

Bước 7: Làm thủ tục hải quan đến nhận hàng

Thực hiện trên tờ khai nhập khẩu. Khi thông quan hàng hóa nhập khẩu, bạn có thể xin công văn để giải phóng hàng trước và xin nợ chứng từ trong quá trình kê khai hải quan. Phải chú ý đến mã hàng và số thuế phải nộp,

Đặc biệt, phải chú ý đến mã số hàng hóa và mức thuế phải nộp, các bạn có thể tra cứu như sau: Cập nhập thông tin về thuế suất, truy vấn thủ công mã số thuế và thuế suất, kê khai toàn bộ các loại thuế (VAT,…)

Bước 8: nhận hàng

Doanh nghiệp khi nhận hàng hóa qua đường biển phải dựa vào phương thức vận chuyển của người xuất khẩu để thực hiện các nghiệp vụ tương ứng. Các lô hàng xuất khẩu dưới dạng lưu kho, hàng lẻ hay nguyên công,… sẽ quyết định cách thức nhận hàng của nhà nhập khẩu.

Bước 9: Kiểm tra hàng

Bước này sẽ được thực hiện song song với nhận hàng và được diễn ra qua trình tự sau:

– Mời cơ quan kiểm định

– Tiến hành kiểm tra hàng hóa

– Lập biên bản kiểm tra và ký xác nhận

– Nộp đầy đủ cước phí và lấy giấy chứng nhận kiểm định.

Bước 10: Khiếu nại (nếu có)

Với những hàng hóa không đủ yêu cầu về chất lượng hoặc thiếu hàng, hàng trong tình trạng yếu (hỏng, xước,…) , doanh nghiệp được quyền khiếu nại.

Sơ đồ quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển

Quy trình nhập khẩu đường biển FCL

Trên đây là toàn bộ những bước trong quy trình giao nhận hàng hàng nhập khẩu bằng đường biển. Hy vọng qua các thông tin này sẽ giúp bạn có được một cái nhìn toàn diện hơn và những hiểu biết hữu ích về vấn đề này trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm các bài viết: 

Rate this post
Bài viết tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *