giá fob và cif

Đối với những ai làm trong ngành xuất nhập khẩu hẳn không còn xa lạ với thuật ngữ giá FOB nữa. Đây là một điều kiện giao hàng rất phổ biến trong điều khoản thương mại Incoterms. Hầu như các hợp đồng giá FOB đều được xây dựng trên những nguyên tắc và điều kiện ràng buộc giữa các bên liên quan.

Vậy thì cụ thể giá FOB là gì? Giá tính thuế nhập khẩu FOB hay CIF? Hãy cùng Kênh Logistic giải đáp những thắc mắc đó qua bài viết dưới đây nhé!

1. FOB là gì? Giá FOB là gì?

FOB là một trong những điều khoản giao hàng do Incoterms quy định. FOB là được viết tắt của cụm từ Free On Board.

Điều khoản này quy định rằng người bán sẽ hết trách nhiệm của mình ngay sau khi hàng hóa đã được xếp lên boong tàu của cảng xếp hàng. Sau khi hàng hóa đã được đưa lên tàu thì lúc này trách nhiệm sẽ được chuyển sang cho người mua

Giá FOB (có tên đầy đủ là Free on board) ở đây được hiểu là giá tại cửa khẩu của nước người bán hàng (người xuất khẩu). Giá FOB là giá đã bao gồm chi phí vận chuyển hàng hóa đến cảng, thuế xuất khẩu và thuế hải quan xuất khẩu.

fob là gì

2. Giá FOB bao gồm những gì?

Giá FOB là giá tại cửa khẩu của nước xuất khẩu và bao gồm các khoản phí:

  • Chi phí vận chuyển hàng hóa ra cảng;
  • Chi phí làm thủ tục xuất khẩu;
  • Thuế xuất khẩu;
  • Các khoản phí phát sinh trước khi hàng hóa được xếp lên tàu.

Giá FOB không bao gồm chi phí vận tải đường biển và chi phí mua bảo hiểm đường biển trong đó.

>>> Xem thêm: REVIEW Khóa Học Logistics Ở Đâu Tốt Nhất

3. Phân biệt giá FOB và CIF

Điểm giống nhau của giá FOB và CIF bao gồm:

  • Cả FOB và CIF đều là các điều kiện giao hàng của Incoterm 2010 được khuyến nghị sử dụng trong vận chuyển đường thủy nội địa và quốc tế.
  • Đây là hai điều kiện giao hàng trong incoterm được sử dụng phổ biến nhất trong vận chuyển hàng hóa hiện nay.
  • Nơi chuyển giao trách nhiệm và rủi ro về hàng hóa đều xảy ra tại cảng xếp hàng (cảng khởi hành).
  • Trách nhiệm làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu thuộc trách nhiệm của người bán, và thủ tục nhập khẩu để nhận hàng là trách nhiệm của người mua.

Giá FOB và CIF có những điểm khác biệt như sau:

FOB CIF
Cách ghi FOB + tên của cảng xếp hàng CIF + tên cảng đích
Điều kiện trong incoterm Giao hàng lên tàu Tiền hàng + bảo hiểm + cước phí
Bảo hiểm Người bán không phải mua bảo hiểm hàng hải Người bán có trách nhiệm mua hợp đồng bảo hiểm hàng hải cho lô hàng xuất khẩu, thường bảo hiểm tối thiểu 110% giá trị hàng hoá trong quy định hợp đồng bảo hiểm
Trách nhiệm thuê tàu vận chuyển Người bán không có trách nhiệm phải đặt tàu, mà trách nhiệm đặt tàu thuộc về người mua. Người bán có trách nhiệm phải thuê đơn vị vận chuyển hàng hóa.
Điểm chuyển giao chi phí và rủi ro Điểm chuyển giao rủi ro và chi phí đều ở tại cảng xếp hàng hóa Điểm chuyển giao rủi ro là tại cảng xếp hàng hóa

Điểm chuyển giao chi phí là tại cảng dỡ hàng

4. Cách tính giá FOB

Tính thuế nhập khẩu theo giá FOB

Giá tính thuế nhập khẩu = Giá FOB + Chi phí vận chuyển + chi phí bảo hiểm hàng hải (nếu có).

Cách tính giá FOB xuất khẩu

Công thức tính giá FOB cụ thể như sau:

Giá FOB = Giá của hàng hóa thành phẩm + chi phí để nâng hạ container + chi phí cho việc kéo container trong nội địa + chi phí khai báo hải quan + chi phí để xin giấy chứng nhận xuất xứ (nếu yêu cầu phải có chứng từ này) + chi phí kẹp trì + chi phí hun trùng kiểm dịch.

Cách tính giá CIF từ giá FOB

Giá CIF = Giá FOB + Cước vận tải biển + Phí bảo hiểm hàng hóa đường biển

5. Bài tập về giá CIF và giá FOB

Công ty X nhập khẩu mỹ phẩm là nước hoa với số lượng 1.000 lọ của một công ty nước ngoài A có giá FOB là 2.000USD/ lọ. Chi phí vận chuyển phải chịu cho lô hàng này là 20USD/ lọ. Lô hàng nước hoa này được vận chuyển bằng đường bộ. Lô hàng này được thực hiện bảo hiểm theo điều kiện loại A. Lô hàng tham gia bảo hiểm với giá trị là 110% giá CIF. Lô hàng này được vận chuyển đến cảng Hải Phòng, Việt Nam.

Tính tổng tổng phí bảo hiểm công ty X phải thanh toán cho lô hàng nước hoa trên là bao nhiêu?

Cách tính phí bảo hiểm cho lô hàng nhập khẩu nước hoa như sau:

Tính số tiền bảo hiểm:

  • Tổng giá FOB (giá xuất khẩu) của lô hàng:

FOB = 1.000 (chiếc) x 2.000( USD) = 2.000.000 USD

  • Tổng cước vận tải mà công ty X phải trả cho doanh nghiệp nước ngoài A là: 1.000 (chiếc) x 20 (USD) = 20.000 USD
  • Tỷ lệ phí bảo hiểm điều kiện A đối với lô hàng nước hoa là: 0.18 % = R

Giá CIF ( giá nhập khẩu) của lô hàng được xác định như sau:

  • Tổng giá CIF mà lô hàng phải chịu là:

CIF = ( C + F ) / ( 1 – R ) = ( 2.000.000 +20.000 ) / ( 1 – 0.18 ) = 2.463.415 USD

  • Số tiền bảo hiểm là = 110 % x 2.463.415 = 2.709.756,5 USD

Tính phí bảo hiểm: giả sử tỷ lệ phí bảo hiểm tại cảng Hải Phòng là 0.35 %

  • Phí hàng hóa ( nước hoa): Số tiền bảo hiểm x R = 2.709.756,5 x 0,35% = 9,484,15 USD
  • Phí vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ là 0.06 
  • Phí bảo hiểm = Số tiền bảo hiểm x 0.06 % = 2709756,5 x 0.06 % = 1.625,8539 USD

Trên đây là tất cả những thông tin chi tiết nhất liên quan đến điều kiện FOB cũng như các tính giá FOB xuất khẩu.

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn về giá FOB là gì và có thể chọn lựa được cho doanh nghiệp của mình điều kiện vận chuyển phù hợp nhất.

Xem thêm: 

Rate this post
Bài viết tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *