Shipment Là Gì? Tìm Hiểu Điều Khoản Shipment Trong Hợp Đồng Ngoại Thương

Shipment là gì? Shipment là một trong những thuật ngữ xuất nhập khẩu và logistics thông dụng. Bài viết sau Kênh logistics chia sẻ chi tiết về điều khoản shipment trong hợp đồng ngoại thương.

>>> Xem thêm:

Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt

I. Shipment Là Gì?

Shipment là giao hàng hóa cho đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải (đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt) để vận chuyển.

Có thể hiểu Shipment là sự chất hàng xuống tàu, sự chuyên chở hàng (bằng dường biển, dường bộ hoặc dường hàng không), hàng chở; chuyến hàng. Đây là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực Kinh tế.

Vậy trong hợp đồng ngoại thương, những diều khoản Shipment sẽ được quy định như thế nào? Cùng theo dõi phân tích dưới đây nhé

II. Điều Khoản Shipment Trong Hợp Đồng Ngoại Thương

Trong điều khoản Giao hàng – Shipment/Delivery, hai bên cần thoả thuận các nội dung sau:

– Thời gian giao hàng (Kết hợp với việc ràng buộc thanh toán)

– Địa điểm giao hàng

– Phương thức giao hàng:

+ Giao hàng từng phần hay một lần

+ Giao hàng chuyển tải hay đi thẳng

+ Giao hàng đầy cont hay lẻ cont

– Thông báo giữa hai bên trong lúc giao hàng

1. Thời gian giao hàng

Hai bên người mua và người bán cần chú ý một vài điểm như sau:

a. Thứ nhất, người bán không nên chấp nhận giao hàng vào một ngày chính xác. Người mua cũng đừng ép người bán phải giao hàng vào một ngày chính xác.

Thông thường người mua muốn quy định thời gian chính xác để chủ động việc nhận hàng còn người bán muốn thời gian giao được ghi theo kiểu mở, không chính xác theo ngày, mà thường là một đoạn thời gian.

Theo đó, hai bên có thể chọn một trong những cách thỏa thuận ngày giao hàng như sau:

“On 16th May 20
In May 20
At the beginning/middle/end of May 20
In the first/second week of May 20…”

Tuy nhiên, người bán không nên chấp nhận giao theo ngày chính xác: on 16th May 20″. Vì rất nhiều rủi ro cho người bán, do:

– Khả năng chuẩn bị hàng của người bán có thể không kịp ngày giao hàng đã cam kết;

– Người bán tự tin làm hàng đúng ngày giao nhưng phải phụ thuộc vào tàu và lịch tàu. Nếu tàu delay thì khả năng người bán không đáp ứng được yêu cầu ngày giao hàng rất cao;

– Một lý do nữa là, trong trường hợp thanh toán bằng L/C, nếu người bán không đáp ứng được ngày giao hàng chính xác (do chủ quan hay khách quan như nêu trên), dẫn tới thông tin ngày giao hàng trên chứng từ (Vận Đơn đường biển) thể hiện bị sai so với yêu cầu của L/C, ngân hàng sẽ charge phí bất hợp lệ chứng từ hoặc tệ hơn là ngân hàng từ chối thanh toán.

Và theo tập quán mua bán hàng hóa quốc tế, hai bên thường chọn thời gian giao hàng theo tháng –Trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên sẽ tiếp tục trao đổi với nhau lựa chọn lịch tàu chạy trong tháng đó, sao cho phù hợp nhất với cả hai bên.

Ví dụ: In May, 20**. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên sẽ tiếp tục trao đổi với nhau lựa chọn lịch tàu chạy trong tháng đó, sao cho phù hợp nhất với cả hai bên.

b. Thứ hai, người bán nên hứa giao hàng theo ngày ETD, đừng hứa giao theo ngày ETA. Còn người mua nên chủ động báo cho người bán biết tầm quan trọng của ngày ETA đối với người mua, để hai bên có thể điều chỉnh lịch giao hàng.

– ETD: Estimated time of Departure = Ngày giao hàng dự kiến = Ngày giao hàng quy định = Ngày tàu chạy;

– ETA: Estimated time of Arrival = Ngày hàng đến dự kiến = Ngày hàng đến quy định = Ngày tàu đến.

Người bán không nên chấp nhận yêu cầu giao hàng theo ETA vì bằng khả năng của mình, người bán chỉ có thể giao hàng đúng ngày tàu chạy ETD, còn việc vận chuyển có nhiều yếu tố khách quan và do bên vận chuyển tiến hành – quyết định.

c. Thứ ba, người bán hãy cẩn thận và tránh hứa hẹn ngày giao hàng theo ETD- hoặc theo ETA vào những móc thời gian mang ý nghĩa chuyển giao như cuối tháng, cuối quý, hoặc cuối năm tài chính.

Ví dụ: Người bán hứa rằng hàng sẽ đến vào ngày ETA là 31.12.20.., nhưng sau đó hàng lại đến ngày 10.01 năm tiếp sau. Việc này đôi khi ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của người mua trên số sách. Mâu thuẫn giữa hai bên dù nhỏ nhưng cũng sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ làm ăn giữa hai bên, nhất là uy tín của người bán.

Điều Khoản Shipment Trong Hợp Đồng Ngoại Thương
Điều Khoản Shipment Trong Hợp Đồng Ngoại Thương

2. Địa điểm giao hàng

– Nếu giao từ cảng đi tới cảng đích, chỉ cần ghi hai mục:

Tên cảng đi = POL = Port of loading = Port of Charging

Tên cảng đến = POD = Port of Discharging = Port of Unloading

– Nếu giao từ sân bay đi tới sân bay đích, chỉ cần ghi hai mục:

Tên sân bay đi = Loading Airport

Tên sân bay đến = Discharging Airport

– Nếu giao hàng kiêu EXW hay DDP, nên ghi cụ thể hơn:

Nơi nhận hàng để chở = Pick-up place

Tên cảng đi = POL = Port of loading = Port of Charging

Tên cảng đến = POD = Port of Discharging = Port of Unloading

Điểm đến cuối cùng = Final Destination

»»» Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu

3. Phương thức giao hàng

Với phần này, thông thường hai bên sẽ thỏa thuận một vài nội dung cơ bản như sau:

3.1. Chuyển tải (Transhipment)

Chuyển tải là việc con tàu chở hàng sẽ đổi từ tàu này sang tàu khác tại một/một vài cảng trung chuyển. Một ví dụ về Cảng Singapore – một cảng trung chuyển lớn của khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tàu từ khắp các tuyến đường biển sẽ đến cảng này để phân loại lại hàng hóa, tuyến đường… rồi mới đổi tàu đi tiếp.

Việc này là nhằm tối ưu hóa chi phí vận chuyển, đôi khi là nhằm bảo vệ an toàn trên đường vận chuyển. Ngược với khái niệm chuyển tải và khái niệm Tàu đi thẳng (direct hoặc straight) – có nghĩa là tàu đi thẳng từ cảng đi đến cảng đích mà không ghé vào một – hoặc một vài cảng trung chuyển ở giữa.

Cùng một tuyến đường, nhưng một số hãng tàu có thể có cả tàu chạy chuyển tải và tàu đi thẳng. Dễ thấy rằng, ưu điểm của tàu chuyển tải là chi phí rẻ do sự tối ưu, nhưng thời gian vận chuyển lâu và việc bốc dỡ nhiều lần làm phát sinh rủi ro cho hàng hóa.

Ngược lại, ưu điểm của tàu đi thẳng là thời gian vận chuyển nhanh, nhưng chi phí có thể cao hơn.
Hai bên, nhất là người mua, nên cân nhắc những được-mắt vừa nêu đề cân lựa chọn tàu chuyển tải hay đi thẳng.

3.2. Giao hàng từng phần (Partial shipment)

Giao hàng từng phần là việc hai bên tách nhỏ lô hàng (thường là số lượng lớn) để giao làm nhiều đợt trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đó, thay vì chỉ giao một lần (deliver in one lot). Trong trường hợp người mua cho phép giao hàng từng phần thì hai bên nên thỏa thuận rõ:

– Lịch giao hàng với số lượng cụ thể của từng lần;

– Chế tài/Phạt khi vi phạm nếu người bán không tuân thủ lịch giao hàng hoặc người mua không tuân thủ lịch nhận hàng như đã thỏa thuận.

3.3. Giao hàng đầy cont hay không đầy cont

FCL – Full (one) container loading – Hàng nguyên cont — là hình thức đóng hàng đầy một container với duy nhất một chủ hàng;

LCL – Hàng lẻ — Less than (one) container loading là hình thức đóng hàng không đầy cont, và thường một container sẽ chứa hàng của nhiều chủ hàng.

Điều khoản Giao hàng hoàn chỉnh
Điều khoản Giao hàng hoàn chỉnh

4. Thông báo giữa hai bên trong lúc giao hàng

Đây là sự trao đổi thông tin giữa hai bên, nhằm cập nhật tình hình vận chuyển của lô hàng. Thông thường, hai bên cần làm rõ các nội dung:

– Bao giờ người bán gửi booking cho người mua/hoặc ngược lại?

– Bao giờ người mua phải gửi S/I cho người bán?

– Sau tàu chạy, người bán phải báo cho người mua biết?

– Hàng đến, người mua nhận được hàng sẽ báo cho người bán biết về tình trạng hàng?

5. Ví dụ một điều khoản Giao hàng hoàn chỉnh

Time of delivery

Delivery shall be made in May 2017 after the payment for 100% of contract value is effected and the evidence of sụch payment is sent to the Seller within 03 working days prior to ETD date.

Place of delivery
Pick-up place: Seller’s warehouse
POL: HCMC Port, VN
POD: Hong Kong Port, HK
Final Destination: Macau, CN.

Transhipment (Transshipment): Not Allowed

Partial shipment: Allowed. The shipment schedule shall be as follows:
– In May: 02FCLs = 50MTs
– In dune: 02FCLs = 50MTs
– In July: 02FCLs = 50MTs.

The both parties must execute this obligation strictly. In case the Buyer and the Seller fails to do this, each party shall take all responsibility related to risks and costs caused to the other side.

Communication/Notice between two parties during delivery
– The Seller shall send the Buyer the Booking Note within 07days prior to ETD date
– The Buyer shall give S/I (Shipping Instruction) to the Seller within 02 days at least before ETD date.
– Within 02 days after B/L date, the Seller shall inform the Buyer details of shipment.
– Within 07 working days after Notice of Arrival date, the Buyer shall give all their ideas or complaints to the Seller in written, otherwise, any claim from Buyer on quality or quantity is out of validity.

Trên đây, Kênh logistics vừa chia sẻ với các bạn`các kiến thức về Shipment và cả những điều khoản shipment trong hợp đồng ngoại thương. Để có thể tìm hiểu kỹ hơn về Shipment nói riêng và lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung, các bạn có thể tham khảo các khóa học xuất nhập khẩu thực tế ngắn hạn.

>>> Xem thêm:

Quy trình đóng hàng vào container

Một số lưu ý khi vận chuyển bằng đường hàng không

Quy trình nhận hàng xuất từ sân bay Tân Sơn Nhất

Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển

Kỹ năng xin giá cước vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu

Rate this post
Bài viết tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *