Cách tính cước vận tải đường biển

Cước vận tải hàng không là khoản tiền mà chủ hàng phải trả cho đơn vị vận tải hàng không để vận chuyển hàng hóa từ sân bay đi đến sân bay đích.

Bản chất thì giá cước vận tải hàng không cũng tương tự như vận tải đường biển hay đường bộ, tuy nhiên, về cách tính thì có nhiều điểm khác nhau về cả nội địa hay quốc tế.

I. Cách tính cước vận tải hàng không

Để tính cước phí vận tải hàng không người ta thường căn cứ vào các quy định về quy tắc, cách thức tính cước của Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA (International Air Transport Association). Theo đó, cơ quan này quy định về một biểu cước thống nhất trong một hệ thống biểu cước hàng không TACT (The Air Cargo Tariff).

Công thức tính cước:

Cước hàng không = Đơn giá cước x Khối lượng tính cước

1. Đơn giá cước

Đơn giá cước là đơn vị giá tính trên mỗi đơn vị khối lượng tính cước.

VD: 80USD/kg

Các mức giá được thay đổi theo khối lượng hàng hóa được chia thành nhiều khoảng khối lượng:

  • Dưới 45kg
  • Từ 45 đến dưới 100kg
  • Từ 100 đến dưới 250kg
  • Từ 250 đến dưới 500kg
  • Từ 500 đến dưới 1000kg…

Cách viết tắt thường thấy là: -45, +45, +100, +250, +500kg …

2. Khối lượng tính cước

Khối lượng tính cước hay Chargable Weight là khối lượng thực tế hoặc khối lượng thể tích của hàng hóa, căn cứ vào việc xem xét hai yếu tố đó, cái nào có giá trị lớn hơn thì được coi là khối lượng tính cước. Việc căn cứ vào hai yếu tố này bởi vì hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không bị giới hạn về khối lượng và kích thước.

  • Khối lượng hàng thực tế: Gross weight (G.W): là hàng cả bao bì theo cân nặng thực tế
  • Khối lượng thể tích: Volume Weight (V.W): là khối lượng theo quy đổi kích thước các thùng hàng. Công thức tính:

Khối lượng thể tích = Thể tích hàng (Cm3)/ 6000

Trong đó: Thể tích hàng = Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao x số thùng hàng

Sau khi tính ra giá trị của G.W và V.W, hãng hàng không sẽ căn cứ vào đơn vị nào có giá trị lớn hơn sẽ là Khối lượng tính cước (C.W).

VD: 1 lô hàng có 5 thùng hàng, trong đó: 3 thùng kích thước 40x70x58 (cm), 2 thùng kthước 50x70x60 (cm).

TH1: G.W : 200 kgs

Cách tính:

V.W = [(40x70x58x3) + (50x70x60x2)] / 6000 = 151 kgs

G.W : 200 kgs > V.W

⇒ C.W = 200 kgs = G.W

TH2: G.W : 100 kgs < V.W=151 kgs

⇒ C.W = V.W = 151 kgs

3. Tính cước vận tải của hãng chuyển phát nhanh

Công thức tính cước:

Cước hàng không = Đơn giá cước x Khối lượng tính cước

Khối lượng tính cước tương tự đối với vận tải thông thường, chi xem xét đối với công thức tính khối lượng thể tích (V.W)

Khối lượng thể tích = Thể tích hàng (Cm3) / a

Trong đó: a là số chia cụ thể phụ thuộc vào hãng chuyển phát, vùng lãnh thổ… có thể là không phải 6000 như công thức thông thường.

VD: Tại Việt Nam, hãng DHL áp dụng công thức:

Khối lượng thể tích = (Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao x số thùng hàng) / 5000

Với việc áp dụng số chia nhỏ tức mức cước vận tải hàng không sẽ lớn hơn, bạn sẽ phải trả một khoản tiền lớn hơn cho dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế.

II. Các loại cước gửi hàng máy bay

Hiện nay, vận tải bằng đường hàng không có nhiều loại cước vận tải khác nhau tùy thuộc vào tính chất của hàng hóa như hàng đặc biệt, hoặc một số điều kiện nhất định đối với hàng hóa… Một số loại cước phổ biến có thể liệt kê:

  • Cước thông thường (Normal Rate)
  • Cước tối thiểu (Minimum Rate – MR): là mức thấp nhất mà người vận chuyển hàng không chấp nhận khi vận chuyển 1 lô hàng. Đó là chi phí cố định của hãng vận chuyển, nên nếu cước thấp hơn thì không hiệu quả, và họ chẳng muốn nhận làm gì. Thông thường, thì đa số các lô hàng có cước phí cao hơn cước tối thiểu.
  • Cước hàng bách hóa (General Cargo rate – GCR): Cước hàng bách hoá được coi là mức cước cơ bản, tính cho lô hàng không được hưởng bất kỳ khoản ưu đãi hay giảm giá cước nào từ người vận chuyển. GCR dùng làm cơ sở để tính cước cho những mặt hàng không có cước riêng.
  • Cước hàng theo loại (Class Cargo rate): Áp dụng đối với hàng hóa đã được phân loại thành các nhóm nhất định, chẳng hạn như hàng có giá trị (vàng, bạc,… có mức cước = 200% so với cước bách hóa), các loài động vật sống (= 150% so với cước bách hóa), sách, báo, hành lý…(= 50% so với cước bách hóa).
  • Cước hàng gửi nhanh (Priority rate): hàng được ưu tiên chuyển nhanh hơn, nên cước phí thường cao hơn 30-40%, thuộc diện đắt nhất trong các loại cước gửi hàng bằng máy bay.
  • Cước container (Container rate): Sẽ áp dụng mức cước thấp hơn cho các loại hàng được đóng trong container hàng không (khác với loại container đường biển).

Khi vận tải hàng hóa, chủ hàng sẽ phải chịu nhiều loại cước phí khác nhau bên cạnh cước vận tải, vì vậy, đây chỉ là mức phí cơ bản để chi trả cho khoản vận chuyển hàng hóa. Một số loại phí khác có thể kể đến như local charge, phụ phí quốc tế,…

5/5 - (3 bình chọn)
Bài viết tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *