Phân loại tàu vận chuyển bằng đường biển

Hiện nay vận tải đường biển rất phổ biến, vì các loại tàu vận chuyển cũng đa dạng hơn. Nhiều bạn lầm tưởng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển thường chỉ vận tải bằng container, nhưng thực tế có nhiều loại tàu khác nhau, vận tải hàng theo nhiều cách khác nhau.

Một số loại tàu vận chuyển trong vận tải biển mà bạn nên biết, bạn có thể tham khảo thêm thông tin trong bài viết dưới đây.

I. Cách phân loại tàu vận chuyển bằng đường biển

Căn cứ theo nhiều tiêu chí, phân loại tàu vận chuyển bằng đường biển có các hình thức sau:

1. Theo đối tượng chuyên chở

Căn cứ vào đối tượng chuyên chở, tàu vận chuyển có thể phân thành 3 loại:

  • Tàu chở hàng: Đây là loại tàu được thiết kế để chỉ chuyên chở hàng hóa. Ở Việt Nam, loại tàu container khá phổ biến bị phù hợp với hình thức vận chuyển ở nước ta, dễ dàng xếp dỡ tại cảng, và vận chuyển.
  • Tàu chở khách: Đây là loại tàu được thiết kế có tính thẩm mỹ để chỉ chuyên chở khách, có thêm các dịch vụ đi kèm như ăn, ngủ, tiệc, hội nghị… tốc độ vận chuyển cao, tính an toàn tốt, đặc biệt là các hệ thống cứu hộ cứu nạn phải được trang bị đầy đủ và kiểm tra nghiêm ngoặt, đáp ứng đúng theo quy định của các công ước quốc tế. dạy kế toán thuế
  • Tàu vừa chở hàng vừa chở khách: Đây là loại tàu được thiết kế phù hợp để phục vụ cả khách lẫn hàng hóa, có trang thiết bị nhằm mang lại lợi ích cho cả hai đối tượng. Thông thường với loại tàu này, hàng hóa và khách hàng ở được phân tách nhau, khoang hàng thường nằm dưới cùng, khoang hành khách năm trên, kết hợp cả boong tàu.

2. Theo mức độ chuyên dụng

Căn cứ vào khả năng chứa hàng hóa làm cơ sở xác định mức độ chuyên dụng của tàu, người ta phân thành 2 loại:

  • Tàu chuyên dụng
  • Tàu bán chuyên dụng

3. Theo phạm vi hoạt động

Thông thường, những loại tàu có kích thước lớn hơn sẽ có phạm vi hoạt động rộng hơn, chỉ vận tải những hàng hóa đường dài, xếp dỡ hàng hóa tại các cảng có diện tích lớn, và phù hợp với kích thước của tàu. Do vậy, có thể chia thành hay loại:

4. Theo cách xếp dỡ hàng hóa

Theo cách xếp dỡ người ta có thể chia thành hai loại:

  • Tàu có cách bốc dỡ nâng qua lan can
  • Tàu có cách bốc dỡ bằng cầu dẫn.

Phân loại tàu vận chuyển bằng đường biển

II. Phân loại tàu chở hàng

Tàu chở hàng cũng có nhiều loại khác nhau, có thể tùy loại hàng hóa, tùy vào kết cầu tàu phù hợp với việc phục vụ loại hàng hóa nào, theo điều kiện nào? Dưới đây là một số loại tàu hiện đang được ứng dụng trong xuất nhập khẩu hàng hóa. khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp

1. Tàu bách hóa (general cargo vessels)

Đây là loại tàu chỉ dùng để chuyển chở hàng tạp hóa, là các loại hàng được đóng trong thùng (hộp, bao tải..) hoặc sắp xếp riêng ở một vị trí cố định ( máy móc, thiết  bị công nghiệp, tấm kim loại…).

Không có loại hàng hóa riêng biệt nào chỉ áp dụng với loại tàu bách hóa, vì vậy tàu có ưu điểm là vận chuyển đa dạng loại hàng hóa tuy nhiên bất cập trong việc không tận dụng được hết khả năng chuyên chở của tàu đồng thời, với sự phát triển các loại tàu chuyên dụng, tàu bách hóa dần dần bị thay thế.

2. Tàu chở hàng rời

Tàu chở hàng rời cũng thuộc loại tàu bách hóa, tuy nhiên, nó có tính chuyên dụng hơn khi dùng để vận chuyển hàng rời những hàng hóa có dạng thô, khô như hàng rời thể rắn nói chung, tàu chở than, tàu chở cát, tàu hàng hạt, quặng sắt, ngũ cốc, lưu huỳnh, phế liệu, tàu chở xi măng, tàu chở bô-xít…

Hàng hóa được vận chuyển trên phương tiện này không có đóng thùng hay bao kiện gì cả và được chứa trực tiếp bằng các khoang hàng chống thấm nước của tàu. Tàu hàng rời thường không có hệ thống bốc dỡ, mà nhờ các thiết bị cẩu hàng tại cảng. Nắp của hầm hàng trên tàu được làm với kích thước lớn giúp cho việc cơ động trong quá trình bốc dỡ. 

3. Tàu container (container ships)

Tàu container là loại tàu phổ biến nhất trong vận tải hàng hóa bằng đường biển, vớivận tốc tương đối lớn, và hàng hóa được đóng trong các container theo tiêu chuẩn hàng.

Các container được phân loại và xếp vào thân tàu và boong tàu theo một hệ thống, được xác định và đánh dấu vị trí cố định nhằm tận dụng tối đa không gian tàu và thời gian xếp dỡ.

4. Tàu Roro

Roro được viết tắt từ Roll on/Roll of, là loại tàu được thiết kế chuyển chở các loại hàng hóa có bánh như xe ô tô, rơ móc, toa tàu hỏa… Tàu roro có dạng hình khối đồ sộ, thượng tầng chạy suốt bịt kín cả chiều dài lẫn chiều rộng của tàu.

Các cầu dẫn thường được trang bị ở phía đuôi và bên mạn tàu, để hàng hóa là các phương tiện có thể tự vận hành lên và xuống tàu vận chuyển.

5. Tàu chuyên dụng

a. Tàu chở chất lỏng

Tàu chở chất lỏng là loại tàu được thiết kế riêng biệt chỉ để vận chuyển hàng dạng lỏng như dầu thô, tàu chở hóa chất, tàu chở khí đôt hóa lỏng , tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng ngoài ra còn có tàu chở rượu, nước…

Thân tàu có kết cấu vững chắc, được chia thành nhiều khoang riêng biệt để chứa hàng chất lỏng. Việc bơm và hút chất lỏng chủ yếu được thực hiện bởi hệ thống máy bơm và đường ống lắp trên mặt boong và trong khoang chứa.

b. Tàu chở gỗ

Dùng để vận chuyển các loại gỗ nguyên cây hoặc gỗ xẻ. Khi vận chuyển, một số lượng lớn gỗ được xếp trên mặt boong tàu, do đó thành mạn tàu phải đảm bảo độ chắc chắc cao, đồng thời phải có kết cấu chuyên dụng để giữ cho các khối gỗ không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển.

c. Tàu chở hàng đông lạnh

Tàu có tốc độ tương đối lớn, phục vụ cho việc vận tải các loại hàng hóa dễ hư hỏng, chủ yếu là thực phẩm. Nắp hầm hàng có kích thước nhỏ, hầm hàng được cách nhiệt và trang bị hệ thống làm lạnh nhằm bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp. nhân viên c&b

d. Tàu đánh bắt thủy sản (fishing vessels)

Phổ biến là loại tàu đánh cá, được trang bị các thiết bị, dụng cụ cần thiết để định vị ngư trường, đánh bắt thủy sản, hệ thống sơ chế và làm lạnh nhằm bảo quản sản phẩm trong suốt quá trình đi biển.

6. Tàu dịch vụ – hỗ trợ

Loại tàu này được sử dụng trong vận tải biển nhằm mục đích hỗ trợ cho các tàu thuyền, công trình, dự án trên biển …có thể đảm bảo quy trình sản xuất được vận hành liên tục, gồm có: tàu phá băng, tàu lai dắt, tàu cứu hộ, tàu lặn biển, tàu tuần tra, tàu hoa tiêu, tàu cung ứng, tàu chứa…

Qua bài viết trên đây của Kênh Logistics, các bạn đã nắm được các loại tàu vận chuyển trong vận tải biển rồi phải không. Nếu các bạn quan tâm đến những thông tin về vận chuyển đường biển có thể tham khảo thêm những bài viết:

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết tương tự

1 Comment

  1. Tại sao phải phân loại tàu biển vậy ạ, nếu không phân loại thì có sao không

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *