Tính cước vận tải đường biển

Trong vận tải đường biển, chủ hàng phải trả một khoản cước vận tải đường biển cho đơn vị vận tải khi thuê dịch vụ vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. So với hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không thì giá cước vận tải đường biển rẻ hơn vì thời gian chuyên chở lâu hơn.

Để tránh trường hợp hàng hóa vận chuyển của bản bị đội giá và chào giá dịch vụ cao hơn thị trường, bạn nên biết cách tính giá chi phí này để có thể thương lượng mức giá phù hợp.

1. Căn cứ tính cước vận tải đường biển

Căn cứ tính cước vận tải đường biển được áp dụng theo nguyên tắc so sánh giá giữa thể tích và trọng lượng sẽ áp vào cái nào lớn hơn. trung tâm tin học văn phòng

Thể tích được tính theo đơn vị CBM còn trọng lượng tính theo KGS. Khi thực hiện so sánh sẽ cân trọng lượng của hàng và đo thể tích thực của hàng hóa đó, rồi quyết định xem loại hàng hóa này được áp dụng theo giá trị nào.

Hướng dẫn tính cước vận tải đường biển

2. Cách tính cước vận tải đường biển

Công thức tính cước vận tải đường biển:

Giá cước vận tải đường biển = Trọng lượng tính cước x giá cước

Mức giá cước sẽ là mức giá quy định tại các đơn vị vận chuyển.

Trong vận tải hàng hóa bằng đường biển, chúng ta so sánh hai đơn vị trọng lượng lô hàng và trọng lượng thể tích của hàng hóa, yếu tố nào có giá trị cao hơn sẽ làm trọng lượng tính cước. Hai đơn vị được đem ra so sánh ứng với Kgs và CBM. học kế toán thuế

Cũng tương tự như vận tải hàng không, hãng tàu lấy căn cứ so sánh hai đơn vị như thế này để xác định về các khối lượng và thể tích hàng hóa, giá trị nào ảnh hưởng nhiều đến hình thức vận chuyển hơn. Đây là quy định của hãng tàu để bảo vệ lợi ích của mình. Ví như, nếu so sánh 1 tấn bông và 1 tấn thép, 1 tấn bông có thể chiếm đến 4 container chở hàng trong khi 1 tấn thép chỉ đóng vừa trong 1 container.

Xem xét hai yếu tố:

  • Trọng lượng lô hàng là tổng khối lượng thực tế của hàng hóa (tính cả bao bì) được cân lên, có đơn vị là Kgs.
  • Trọng lượng thể tích của hàng hóa tính theo đơn vị CBM.

Công thức tính thể tính CBM hàng hóa:

CBM = M3= (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x (số lượng)

Chuyển đổi từ CBM- trọng lượng theo KGS theo quy ước: 1 tấn = 3 CBM hoặc 1 CBM = 333 kgs. Khi đó, ta đưa ra mệnh giá quy đổi để so sánh: khóa học xuất nhập khẩu thực tế

  • Nếu trọng lượng thực tế nhỏ hơn 1 tấn =  3 CBM  ⇒ hàng nặng ⇒ áp dụng bảng giá KGS
  • Nếu trọng lượng thực tế lớn hơn 1 tấn =  3 CBM  ⇒ hàng nhẹ ⇒ áp dụng bảng giá CBM

VD: Nhà xuất khẩu muốn gửi 5 kiện hàng đi Mỹ có kích thước : Dài 70 cm, rộng 50 cm, cao 100 cm. Mỗi kiện hàng có khối lượng: 500Kgs.

(0.7m x 0.5m x 1m) x 5 = 1.75 m3 = 1.75 CBM = 582.75 Kgs kế toán lê ánh

Tổng trọng lượng thực tế: 500 x 5 = 2500Kgs = 2,5 tấn

=> Trọng lượng thực tế > Trọng lượng thể tích

Vậy trọng lượng tính cước tính theo trọng lượng thực tế

Như vậy, Kênh Logistics đã hướng dẫn cách tính cước vận tải đường biển. Mong rằng những chia sẻ trên đây hữu ích với bạn đọc!

Tags: Bảng giá cước vận tải đường biển, cước vận tải đường biển, giá cước vận tải đường biển, các loại cước vận tải đường biển..

4.2/5 - (4 bình chọn)
Bài viết tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *