Giấy báo hàng đến là một chứng từ rất quen thuộc và cần phải có trong bộ chứng từ cho hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, nhiều khách hàng mới bắt đầu tìm hiểu về nghiệp vụ xuất nhập khẩu thì khái niệm này vẫn còn là mới mẻ.
Kênh logistics sẽ giới thiệu đầy đủ về giấy thông báo hàng đến Arrival Notice cho các bạn qua bài viết dưới đây.
1. Giấy thông báo hàng đến – Arrival Notice là gì?
Thông báo hàng đến tên tiếng anh được gọi là Arrival Notice hay viết tắt là A/N. Đây là một loại giấy thông báo chi tiết do hãng tàu, đại lý hãng tàu hay công ty vận chuyển thông báo cho khách hàng của mình về : Lịch trình vận chuyển của các hàng hóa (tên của cảng xuất hàng), Thời gian vận chuyển hàng hóa đi và thời gian gửi đến dự kiến của hàng hóa, Số lượng vận chuyển hàng hóa đi là bao nhiêu? ( về trọng lượng và số khối),Tên của hãng tàu vận chuyển hàng hóa, số chuyến tàu chạy,…
2. Đặc điểm của giấy thông báo hàng đến? Notice Arrival có vai trò gì?
- Thông báo hàng đến (A / N) là chứng từ chỉ được sử dụng cho hàng hóa nhập khẩu.
- Thông báo hàng đến do bên vận chuyển hàng hóa (người chuyên chở) cấp cho người mua khi nhập cảnh hàng hóa.
- Mục đích của giấy thông báo hàng hóa là cung cấp thông tin về tình trạng hàng hóa, thông tin về hàng hóa, số lượng và thông báo về các khoản cước phí mà người mua phải thanh toán tại thời điểm nhập hàng.
- Ngoài ra, khi xuất nhập sản phẩm, Doanh nghiệp có thể nắm bắt chính xác thông tin sản phẩm khi có thông báo hàng về trong nội bộ công ty, và xác định xem có thay đổi thời gian so với dự kiến hay không và xem hàng về có thừa thiếu không.
- Giấy báo nhập khẩu là một chứng từ rất quan trọng làm cơ sở cho việc khai báo hải quan nhập khẩu. Các công ty nên đặc biệt lưu ý khi xem xét tài liệu này.
Vai trò của giấy báo hàng về:
Gồm 3 vai trò chính như sau:
Bảng thông báo giao dịch hiểu một cách đơn giản có nghĩa là phí địa phương ( local charge) mà công ty vận chuyển cần thu từ các hãng tàu, thông báo cho bạn lịch trình giao hàng và địa chỉ giao hàng, đồng thời xác nhận thời gian free time. .. Fwd sẽ xem lại 3 thông tin trên và chuẩn bị nhận hàng. Trước tiên là về chi phí local fee của hãng tàu thu đối với hàng FCL hoặc của coloader đối với hàng LCL.
3. Chứng từ Arrival Notice (A/N) do bên nào phát hành
Arrival Notice các bên dịch vụ vận tải ( người chuyên chở) phát hành gửi cho người mua hàng tại đầu nhập khi hàng hóa sắp đến nước nhập khẩu.
4. Nội dung trên Arrival Notice – Thông báo hàng đến
Nội dung chính trên giấy thông báo hàng đến Arrival Notice gồm các mục như sau:
- Vessel/ voyage – Tên của hãng tàu vận chuyển / số chuyến tàu đi
- MBL( Master Bill Of Lading) / HBL (House Bill Of Lading)
- Quantity – Số lượng của hàng hoá nhập khẩu
- Cont/ Seal no – Số container chứa hàng hoá hoặc số chì chứa hàng hóa,
- Port of loading – Tên cảng nơi tiến hành xếp hàng
- Port of discharge – Tên cảng nơi tiến hành dỡ hàng
- ETD – Thời gian tàu đi dự kiến
- ETA – Thời gian tàu đến dự kiến
- Port/ warehouse – Tên cảng hoặc kho nơi mà hàng hóa sẽ được chuyển đến
- Local charge – Chi phí địa phương được trả tại cảng xếp và dỡ hàng
- Pick up D/O At – Địa điểm lấy lệnh giao hàng
- Remark – Ghi chú thêm của hãng tàu.
5. Mẫu Arrival Notice
6. Hướng dẫn kiểm tra Arrival Notice
Khi nhận được giấy thông báo hàng đến Arrival Notice thì khách hàng cần xác nhận lại thông tin trên giấy. Dưới đây là một số thông tin quan trọng cần kiểm tra lại bao gồm:
- Tên tàu vận chuyển hàng và số chuyến tàu vận chuyển ( Vessel/ Voyage): Kiểm tra sự chính xác của tên tàu hoặc số chuyến tàu chở hàng. Đây cũng là cơ sở cho việc làm khai báo Hải quan sau đó.
- Số lượng hàng hoá nhập (Quantity): Kiểm tra các thông tin bao gồm các thông tin liên quan về số cân nặng của hàng, số kiện hàng,…
- Số container chứa hàng hoặc số chì hàng (Cont/ seal No): Kiểm tra có bao nhiêu container, bao nhiêu chì đóng hàng bên trong?
- Tên của cảng nơi xếp hàng xuất khẩu (Port of loading)
- Tên của cảng nơi dỡ hàng hóa được nhập về (Port of discharge)
- Thời gian dự kiến vận chuyển hàng đi ( ETD) và thời gian dự kiến hàng đến nơi (ETA)
- Tên cảng hoặc kho hàng mà hàng hoá sẽ được chuyển đến (Post/ warehouse), cần phải lưu ý đến mã lưu kho hàng nhập.
- Chi phí cần phải được trả tại cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng (Local charge)
- Địa điểm lấy lệnh giao hàng (pick up D/O at)
- Các ghi chú khác từ hãng tàu (nếu có)
7. Phân biệt Arrival Notice và Bill of Lading
Bill of Lading là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng trong đó người vận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển và cam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lượng tốt và số lượng đầy đủ như biên nhận. Đây cũng là chứng từ sở hữu đối với hàng hóa
A/N – Giấy thông báo hàng đến là một loại giấy thông báo quan trọng, chi tiết mà hãng tàu, các đại lý hãng tàu hay công ty vận tải thông báo đến khách hàng của mình về tình hình đơn hàng. Thông báo hàng đến chỉ có trong hàng nhập khẩu.
Trên đây là tất cả các kiến thức liên quan đến giấy thông báo hàng đến mà Kênh logistics muốn chia sẻ đến cho các bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích cho công việc và cho học tập của các bạn.
Xem thêm:
- Dịch Vụ Logistics Là Gì? Các Dịch Vụ Logistics Chủ Yếu
- Supply Chain Là Gì? Phân biệt Supply Chain và Logistics
- House Bill of Lading (HBL) Là Gì? Mẫu HBL và Cách Làm HBL
- L/C Giáp Lưng (Back To Back LC) Là Gì? Quy Trình L/C Giáp Lưng