Kho CFS là gì?

Hiện nay, hệ thống kho CFS có tính ứng dụng rất cao và đa dạng trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, đóng vai trò rất quan trọng với hoạt động xuất nhập khẩu hàng LCL, và là một địa điểm thu gom hàng lẻ, được Tổng cục Hải quan hỗ trợ và cấp phép duy trì hoạt động cũng như quản lý, giám sát.

Ở bài viết này Kênh Logistics sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết hơn về kho CFS là gì và so sánh điểm khác biệt giữa kho CFS và kho ngoại quan để có thể ứng dụng hiệu quả các dịch vụ của khoa CFS nhé.

1. Kho CFS là gì?

Kho CFS (Container Freight Station) với nghĩa đơn giản là địa điểm giao hàng lẻ hay còn gọi là hàng LCL, là kho bãi được sử dụng để thu gom, chia tách hàng hóa của nhiều chủ hàng hóa được vận chuyển trên cùng một container.

Kho CFS sẽ là khu vực tập kết hàng, có công cụ hỗ trợ bảo quản và những người chủ hàng sẽ phải trả phí cho những hàng hóa để trong kho, gọi là phí CFS.

2. Kho CFS thường chứa các loại hàng nào?

Ngoại trừ hàng giả, hàng nhái, hàng cấm theo quy định của pháp luật, các mặt hàng khác đểu có thể được tập kết tại kho CFS này:

Theo Khoản 3, Điều 61 Luật Hải quan năm 2014 đã quy định rõ về những loại mặt hàng có thể lưu trữ tại kho CFS bao gồm:

– Hàng nhập khẩu chưa thực hiện thủ tục hải quan.

– Các mặt hàng hóa xuất khẩu đã hoàn tất các thủ tục hải quan theo quy định hoặc đã đăng ký tờ khai hải quan với cơ quan hải quan, được phép đưa vào kho CFS để kiểm tra thực tế.

»»» Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt

3. Vai trò của kho CFS

Hệ thống kho CFS sẽ có nhiều vai trò, chức năng để phục vụ việc chia tách, đóng gói hợp lý các mặt hàng hóa để xuất nhập khẩu quốc tế như sau:

– Dịch vụ sắp xếp, đóng gói, thu xếp, lưu kho hàng hóa

– Với hàng quá cảnh, có nhiệm vụ chia tách, đóng hàng để ghép chung một container; trung chuyển hàng hóa để chờ xuất khẩu hoặc để đóng ghép container với một số loại hàng khác của Việt Nam.

– Chia tách lô, kiện hàng, đóng ghép hàng với các kiện hàng xuất khác để có thể dễ dàng xuất sang nước thứ ba.

– Trong thời gian hàng hóa lưu kho, có thể chuyển quyền sở hữu với các hàng hóa đó.

Ngoài những dịch vụ trên, thì đơn vị cung cấp còn có những dịch vụ khách như: Đại lý hàng hóa, phân phối, vận tải, kho hàng,…

4. Quy trình khai thác hàng ở kho CFS

Quy trình khai thác hàng ở kho CFS

»»» Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu

Bước 1: Xác định đơn hàng

Với mỗi lô hàng hóa trước khi được đưa vào kho, cần xác định đầy đủ những thông tin sau trên booking:

– Tên người chủ hàng hóa

– Thông tin người giao dịch: số điện thoại

– Địa chỉ của cảng dỡ hàng hóa và địa chỉ chủ hàng muốn giao hàng

– Tổng số lô hàng LCL và số lượng kiện hàng trong lô; tính chất hàng hóa

– Đơn đặt hàng và mã hiệu từng loại hàng hóa

– Tính chất của hàng hóa

– Thông tin tàu vận chuyển: tên; số chuyến

– Thời gian (ngày tháng giờ) bắt đầu xếp hàng lên tàu

– Thời gian tàu cắt máng, nhổ neo

– Thời gian tàu khởi hành

Bước 2: Tiến hành liên hệ với chủ hàng hóa

Đơn vị cung cấp kho CFS xác định những thông tin trên để chuẩn bị việc nhận hàng hóa vào kho và tiến hành hoạt động khai thác hàng LCL. Đơn vị gom hàng sẽ liên hệ trực tiếp với chủ hàng hóa về khoảng thời gian dự kiến mà hàng về kho.

Bước 3: Giao hàng hóa

– Chủ hàng sẽ trực tiếp giao hàng đến kho CFS với thời gian cắt hàng chậm nhất theo thỏa thuận. Đơn vị kho CFS sẽ kiểm tra, đối chiếu hàng hóa cẩn thận trước khi nhận hàng vào kho. Nếu gặp các trường hợp dưới đây, phải có sự chấp thuận của bên thuê kho thì đơn vị kho CFS mới được nhận hàng (phải có bằng chứng bằng cách chụp ảnh hiện trạng hàng):

+ Kiện hàng không dán băng keo hoặc có dấu đã dán lại kiện.

+ Kiện hàng bị hỏng vỡ hoặc với tình trạng xấu (xước, thủng, ướt…).

+ Kiện hàng thiếu số hiệu, mã hàng…( đối chiếu trong booking).

+ Các trường hợp đặc biệt khác xảy ra với kiện hàng.

– Giao hàng muộn đến kho (Quá 17h giờ thứ 7) hoặc giao muộn tờ khai, kho CFS chỉ được phép nhận hàng hóa khi đã có bản yêu cầu nhận hàng muộn từ trước của bên thuê kho và được đồng ý từ đơn vị cấp dịch vụ kho.

CFS sẽ nhận hàng hóa và sắp xếp lại. phân loại theo mã hiệu hàng hóa, kích cỡ, tính chất hàng hóa theo hướng dẫn của bên thuê kho (đại diện chủ hàng). Sẽ kê khai hàng hóa và lập một bảng hoàn chỉnh.

– Bên thuê kho sẽ có CFS thay mặt phát hành bộ chứng từ giao nhận hàng hóa cho người giao hàng; chứng từ này bắt buộc phải có chữ ký của cả hai bên.

– Bên chủ hàng sẽ phải nộp xác nhận booking, danh sách kiện hàng, giấy ủy quyền (nếu cần) và chứng từ hải quan khi giao hàng.

– Trong trường hợp nhiều lô hàng được đóng cùng container nhưng một vài lô khác phải hoãn lại, bên kho CFS sẽ phải xin ý kiến bên thuê kho về việc có được tiếp tục đóng những lô khác vào container hay hoãn lại cả.

Bước 4: Đóng hàng hóa

– Bên đại diện chủ hàng sẽ có bản hướng dẫn đóng hàng gửi cho CFS trước một ngày.

– Bên kho CFS cần đảm bảo được năng lực, phương tiện liên quan và nhân lực để đóng hàng kịp xuất hàng lên tàu.

– Bên CFS cần kết hợp nhịp nhàng với đơn vị hải quan và nếu cần phải phối hợp với cả người giám sát của bên đại diện chủ hàng.

Bước 5: CFS chuẩn bị vỏ container rỗng để đóng hàng

– Bên đại diện chủ hàng (thuê kho) sẽ phải bảo đảm rằng hãng tàu sắp xếp được vỏ container tại kho để đóng hàng đúng dự kiến. CFS sẽ theo bản hướng dẫn của bên thuê kho về hãng tàu và CY hạ hàng xuống.

– Bên CFS sẽ kết hợp với hãng tàu với mục đích đảm bảo vỏ cont luôn được bố trí đầy đủ với tình trạng ổn định để đóng hàng.

– Bên đại diện chủ hàng có thể yêu cầu bằng văn bản với bên CFS vận chuyển container từ bãi kho khác về đóng hàng:

+ Số lượng container (loại, cỡ)

+ Chủ vỏ

+ Nơi nâng hạ

Bên thuê kho sẽ chi trả đầy đủ chi phí cho CFS về vận chuyển, nâng hạ.

Bước 6: Hải quan kiểm hoá

– Chủ hàng sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành các chứng từ hải quan và giao nó cho CFS khi giao hàng.

– Nếu hồ sơ này không được giao cho CFS đúng hạn, bên CFS sẽ không có trách nhiệm tổ chức đóng hàng, đóng ghép cho container cũng như việc đưa hàng lên tàu, với trường hợp này, CFS sẽ báo cho bên đại diện chủ hàng để họ biết, đặt hàng đi ở tàu khác.

– Bên CFS sẽ có trách nhiệm tiến hành kiểm tra hàng hóa trong việc đóng ghép hàng hóa xuất đi.

– Bên CFS sẽ nộp tờ khai hải quan của chủ hàng cho hãng tàu sau khi hoàn thành các thủ tục hải quan.

Bước 7: Giám sát

– Đơn vị CFS sẽ phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động giao nhận, lưu kho, đóng hàng và xuất container ra tàu theo bản hướng dẫn của bên thuê kho; phải sắp xếp nhân lực: Ít nhất 1 người giao nhận với nhiệm vụ nhận hàng vào kho và ít nhất 2 người giao nhận với nhiệm vụ đóng hàng từ kho vào cont.

Xem thêm: Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển

5. So sánh kho CFS và kho ngoại quan

Bảng so sánh kho CFS và kho ngoại quan theo từng tiêu chí

Tiêu chí Kho CFS Kho ngoại quan
Định nghĩa – Điểm gom hàng lẻ (LCL) 

– Mục đích: Tập kết, chia tách, đóng ghép hàng lẻ (hàng LCL) để vận chuyển chung cont. 

– Hệ thống kho trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn cách với các khu vực lân cận bằng rào chắn nghiêm ngặt.

– Lưu kho, bảo quản cùng các dịch vụ đối với hàng hóa từ nước ngoài, hàng hóa trong nước đưa vào kho theo hợp đồng đã ký.

Hoạt động tại kho – Hàng hóa lưu kho được đóng gói, sắp xếp, chia tách và ghép cùng nhiều lô hàng khác vào một container với các mặt hàng hàng quá cảnh, hàng trung chuyển và tiến hành xuất khẩu.

– Thay đổi quyền sở hữu lô hàng.

– Phân loại và bảo quản hàng hóa. 

– Tách nhỏ hàng hóa thành nhiều lô nhỏ hoặc đóng ghép, 

– Đóng bao bì cho các mặt hàng. – Chuyển đổi quyền sở hữu cho lô hàng.

– Thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu cho hàng hóa trong kho.

Thời gian lưu trữ hàng hóa – Không quá 90 ngày kể từ ngày được đưa vào điểm thu gom hàng lẻ.

– Một số trường hợp đặc biệt được gia hạn thêm một lần nhưng không quá 90 ngày. 

– Không quá 12 tháng bắt đầu từ ngày hàng hóa được đưa vào kho. – Một số trường hợp đặc biệt được gia hạn một lần nữa nhưng không quá 12 tháng. 
Loại hàng lưu trữ – Hàng nhập khẩu chưa thực hiện thủ tục hải quan. 

– Các mặt hàng hóa xuất khẩu đã hoàn tất các thủ tục hải quan theo quy định hoặc đã đăng ký tờ khai hải quan với cơ quan hải quan, được phép đưa vào kho CFS để kiểm tra thực tế. 

– Hàng hóa đang chờ hoàn thành thủ tục để đủ điều kiện vào thị trường Việt Nam.

– Hàng hóa quá cảnh được lưu kho của Việt Nam và trong quá trình chuẩn bị hoàn thành các thủ tục xuất khẩu sang nước khác.  

– Hàng hóa trong nước đã làm xong thủ tục hải quan và chuẩn bị xuất khẩu sang nước khác.

– Hàng hóa hết thời gian tạm nhập và bắt buộc phải tái xuất.

– Hàng hóa phải tiến hành tái xuất theo quy định.

Thủ tục hải quan – Hàng xuất khẩu

– Hàng nhập khẩu.

– Hàng từ nước ngoài được nhập kho.

– Hàng hóa đến từ khu phi thuế quan hoặc nội địa nhập kho.

– Hàng xuất khẩu từ kho ngoại quan ra bên ngoài.

– Hàng xuất từ kho ngoại quan và được nhập vào nội địa hoặc khu phi thuế quan. 

– Hàng được xuất từ kho ngoại quan này để chuyển sang hệ thống kho ở khu vực khác.

Trên đây là những thông tin chi tiết về kho CFS và quy trình khai thác tại kho này, cũng những chia sẻ giúp các bạn có thể phân biệt được kho CFS và kho ngoại quan.

Hy vọng với bài viết này Kênh Logistics đã cung cấp thêm cho các bạn những nội dung bổ ích trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Tham khảo thêm: 

Rate this post
Bài viết tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *