giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành

Dù đã làm rất nhiều sản phẩm nhưng vẫn có nhiều bạn làm xuất nhập khẩu khi gặp lô hàng mới chưa bao giờ làm thì cũng không biết mặt hàng đó có phải kiểm tra chuyên ngành hay không. Hãy cùng đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn về kiểm tra chuyên ngành cũng như quy trình kiểm tra chuyên ngành nhé.

1. Kiểm tra chuyên ngành là gì?

Kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện bởi các cơ quan chức năng (Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,…) tiến hành lấy mẫu hàng hóa để kiểm tra xem hàng hóa có phù hợp với yêu cầu hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của chuyên ngành hay không.

Nếu kết quả kiểm tra là Đạt thì hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ được cấp giấy chứng nhận và có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu. Nếu không sẽ không được cấp giấy chứng nhận và hàng hóa không được xuất nhập khẩu.

2. Quy định về kiểm tra chuyên ngành

Phiếu đăng ký phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cả biên bản lấy mẫu hàng hóa phải được lập cho từng mặt hàng.

Số lượng mẫu gửi phân tích để phân loại phải đủ cho hai mẫu và không phải lấy mẫu nếu người khai hải quan chỉ nhập khẩu một mẫu.

kiểm tra chuyên ngành

Không quá 5 ngày làm việc để ban hành thông báo kết quả phân loại. Thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ và mẫu phân tích nếu thời gian phân tích phụ thuộc vào thời gian do yêu cầu của quy trình phân tích kỹ thuật hoặc mẫu hàng hóa phức tạp. Ngày giao hàng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và tiêu bản phân tích.

3. Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành

Hiện không có danh mục đầy đủ nào về hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành từ tất cả các bộ. Tất nhiên, văn bản của mỗi bộ cũng có nhiều thông tư, quyết định liên quan đến mặt hàng do Bộ quy định. Vấn đề là hiện nay rất khó để biên soạn một danh sách hoàn chỉnh, dễ dàng tìm kiếm lại, không trùng lặp. Và chính phủ đang cố gắng thúc giục các bộ để giảm bớt và làm rõ các quy định trong phạm vi đó.

Dưới đây là danh sách “Kiểm tra chuyên ngành với hàng xuất nhập khẩu” mà mình đã tổng hợp của những bộ đã ban hành danh mục mà các bạn có thể tham khảo.

  • Danh mục Thiết bị Y tế cần Kiểm tra nhà nước về chất lượng theo Thông tư số 44/2011/TT-BYT
  • Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trước khi nhập khẩu vào Việt Nam theo Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT.
  • Bảng mã HS của danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn phải kiểm dịch được ban hành trong Quyết định 4758/QĐ-BNN-TY ngày 18/11/2015.
  • Danh sách mặt hàng máy móc Nông nghiệp phải Kiểm tra Chất lượng khi nhập khẩu trong Công văn 613/CB-CĐ-BNNPTNT ngày 08/07/2016
  • Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc quản lý của Bộ Công Thương được công bố trong Quyết định số 11039/QĐ-BCT ngày 03/12/2014.
  • Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan thuộc quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ trong Quyết định số 1171/QĐ-BKHCN ngày 27/05/2015
  • Danh mục các sản phẩm thép phải kiểm tra chuyên ngành khi nhập khẩu được quy định trong Thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN
  • Danh mục hàng hóa nhóm 2 và trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được ban hành trong Thông tư 03/2010/TT-BLĐTBXH

»»»» Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt

Danh sách này chắc hẳn vẫn chưa thật sự đầy đủ và bạn có thể tìm hiểu thêm các quy định liên quan đến danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành của Bộ NN & PTNT, Bộ y tế, Bộ GTVT, Bộ xây dựng, Bộ Công thương,…

4. Quy trình kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Để hoàn thành thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu phải thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm như sau:

Tùy thuộc vào mỗi đối tượng của hàng hóa sẽ có một danh sách các chứng từ cần thiết. Dưới đây là các hồ sơ cần thiết cho tất cả các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành.

  • Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành hàng hóa (theo mẫu): gồm 01 bản chính
  • Chứng chỉ, chứng nhận chất lượng hàng hóa, sản phẩm: gồm 01 bản sao có công chứng và xác nhận của đơn vị và chủ thể nhập khẩu hàng hóa
  • Hóa đơn
  • Vận đơn
  • Tờ khai hàng hóa và sản phẩm
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, sản phẩm
  • Hình ảnh hoặc mô tả hàng hóa, sản phẩm
  • Mẫu sản phẩm, hàng hóa mang dấu hợp quy hoặc nhãn phụ
  • Bản sao hợp đồng và bảng kê hàng hóa theo hợp đồng.
  • Ngoài ra còn có các tài liệu liên quan đến thông tin doanh nghiệp như: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận mã số thuế, ….

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký

Trình cơ quan có thẩm quyền quản lý trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm: Phiếu đăng ký, hợp đồng mua bán, danh mục hàng hóa và các tài liệu liên quan.

Bước 3: Chờ kết quả kiểm tra

Kiểm tra xem bạn có đủ điều kiện để xuất nhập khẩu hay không. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đối tượng được thông quan hàng hóa, lưu thông hàng hóa nếu đáp ứng các tiêu chí rà soát chuyên môn.

Nếu hàng hóa không đáp ứng các yêu cầu, điều này sẽ được báo cáo cho cơ quan thẩm quyền nhà nước cấp cao và cơ quan hải quan và đơn vị xử lý thủ tục để giải quyết.

Trên đây là bài viết về kiểm tra chuyên ngành cũng như quy trình kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Mong bài viết trên đây của Kênh logistics sẽ hữu ích với bạn.

Xem thêm: 

Rate this post
Bài viết tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *