Mặt hàng vận chuyển bằng đường biển

Hàng hóa phù hợp với việc vận chuyển đường biển khá đa dạng, và không phải chịu sự quản lý khắt khe như vận tải hàng hóa bằng đường hàng không.

Vậy những mặt hàng nào nên và không nên vận chuyển bằng đường biển? Chi tiết tìm hiểu về loại mặt hàng vận chuyển đường biển, bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây.

Mặt hàng vận chuyển đường biển – Những thông tin cần biết

1. Những mặt hàng bạn nên vận chuyển đường biển 

Ngoài những hàng hóa nghiêm cấm vận chuyển dưới mọi hình thức thì hầu như vận chuyển đường biển chấp nhận vận chuyển đa số các loại hàng hóa. Đây được xem là một trong những ưu điểm tuyệt vời của vận tải đường biển. Nhờ đó, những hàng hóa mà các hình thức vận chuyển khác từ chối thì người gửi có thể xem xét chuyển qua hình thức vận tải đường biển. Thông thường với hàng hóa chọn vận tải đường biển sẽ được chia làm các chủng loại thuộc các nhóm để đơn vị vận chuyển có được phương án vận chuyển tối ưu nhất.

  • Hàng hóa có tính chất lý hóa như: dễ hút ẩm, các loại hàng hóa nguy hiểm như hóa chất, dung dịch, các loại hàng dễ bay bụi như các loại bột… học kế toán tổng hợp tại hà nội
  • Hàng dễ bị tác động của môi trường như: gia vị, thuốc lá, chè…
  • Hàng không bị ảnh hưởng đến các hàng khác: vật liệu xây dựng, vật liệu công nghiệp…
  • Các loại hàng đóng hộp, giày da vải, đồ chơi, kim loại: là những mặt hàng tốn ít diện tích, lại có tính bảo quản lâu. Vì vậy trong quá trình vận chuyển dù dài ngày vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. Bên cạnh đó, nhờ chiếm ít diện tích nên có thể vận chuyển được số lượng hàng hóa lớn, giúp tiết kiệm cả thời gian và kinh phí cho doanh nghiệp
  • Khoáng sản: số lượng lớn những giá trị thường thấp. Trong trường hợp này, những khoáng sản có giá trị thấp như quặng, than… nên lựa chọn đường biển để vận chuyển sẽ tối ưu về chi phí.
  • Hàng đông lạnh: hàng đông lạnh là loại hàng được cho là “kén chọn” hình thức vận chuyển nhất. Nếu vận chuyển quốc tế, chỉ có thể dùng tàu để chuyên chở sẽ thuận tiện trong lúc di chuyển. Nhưng nếu chỉ là nhu cầu trong nước thì đường biển sẽ không tối ưu cho mặt hàng này. lớp học xuất nhập khẩu online
  • Hàng có khối lượng nặng: tương tự như hàng đông lạnh, loại hàng có kích thước lớn và khối lượng nặng mà không thể chuyên chở bằng những hình thức nào khác, thì chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là đường biển.

Ngoài ra, vận tải đường biển còn chia hàng hóa theo hình thức vận chuyển:

  • Vận chuyển bằng container với hàng bách hóa là chủ yếu.
  • Vận chuyển bằng xà lan đối với các loại khoáng sản, cát, đá…
  • Vận chuyển bằng phương tiện giữ đông lạnh cho những mặt hàng đặc trưng.

Mặt hàng vận chuyển đường biển

2. Những mặt hàng cấm vận chuyển đường biển

Bên cạnh các loại hàng hóa bị cấm xuất khẩu nhập khẩu theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP, về cơ bản, thì mọi loại mặt hàng có thể vận chuyển bằng đường biển, tuy nhiên, tính chậm chạp khi tàu di chuyển trên biển nên với những mặt hàng cần giao nhanh thì đây không phải là một lựa chọn thật sự tối ưu.

Tuy nhiên không phải mặt hàng nào cũng có thể xuất nhập khẩu dễ dàng, một số mặt hàng mà bạn cần lưu ý khi vận chuyển để tránh tình trạng hàng hóa bị giữ lại, kiểm tra, thậm chí là gặp vấn đề về luật pháp, bao gồm:

a. Hàng nguy hiểm

Hàng nguy hiểm bao gồm các vật phẩm, vật chất gây rủi ro đến sức khỏe, an toàn hoặc môi trường. Một số mặt hàng cần lưu ý: lớp học kế toán tổng hợp

  • Chất nổ như bom, mìn, kíp nổ, pháo hoa, pháo bông, pháo sáng, đạn và các loại chất nổ khác,…
  • Các chất dẽ cháy như metal, các khí đốt hóa lỏng, cồn,… hoặc các chất lỏng dễ cháy như xăng, dầu, sơn, dung môi,… Ngoài ra thì các chất rắn, hóa chất dễ cháy cũng không được mang lên máy bay.
  • Các chất độc; chất lây nhiễm; chất ăn mòn như axit, muối; chất oxy hóa, chất tẩy hữu cơ,….
  • Những đồ vật gắn với thiết bị báo động như cặp túi, két bạc…
  • Những đồ vật bị cấm vận chuyển theo quy định hiện hành của các quốc gia, lãnh thổ mà máy bay bay đến, bay đi hoặc bay qua.
  • Bất cứ vật chất nào có thể đe dọa hành khách trên máy bay đều bị cấm.
  • Những loại hàng hóa có mùi, có các chất gây tác động nguy hiểm khi tiếp xúc với các mặt hàng khác trong cũng container hay phương tiện vận chuyển

b. Hàng dễ vỡ

Những vật dụng dễ vỡ như thủy tinh, chai rượu,… cũng bị cấm không vận chuyển trong dịch vụ logistics. Tuy nhiên đối với trường hợp khách hàng chấp nhận chịu mọi rủi ro trong quá trình vận chuyển thì hàng hóa sẽ được vận chuyển theo yêu cầu của quý khách. c&b manager

c. Đồ tươi sống

Đối với đồ tươi sống thì khi vận chuyển bằng đường biển mất khá nhiều thời gian, vì vậy có một số mặt hàng phù hợp với việc làm đông lạnh thì có thể sử dụng cont lạnh để vận chuyển, còn lại có thể cân nhắc về việc có phù hợp cho việc vận chuyển bằng đường biển hay không. Chẳng hạn như hoa quả, rau, thịt cá, đồ ăn cho trẻ em hay các loại hoa và quả đã được cắt rời khỏi thân. Những hàng hóa này cần được kiểm tra, phân loại kỹ lưỡng trước khi vận chuyển bằng đường biển.

Cũng như mặt hàng dễ vỡ, nếu quý khách chấp nhận chuyên chở và chấp nhận mọi thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển thì có thể xem xét vận chuyển.

Đối với những mặt hàng tươi sống như tôm, sầu riêng, mắm… có đặc tính gây mùi khó chịu sẽ không được vận chuyển cũng các mặt hàng khác. Trừ trường hợp những vật phẩm này được bao bọc, đóng gói cẩn thận không tỏa ra mùi thì có thể chấp nhận vận chuyển, nhưng bị giới hạn về cân nặng.

d. Chất lỏng

Một số mặt hàng chất lỏng có thể ảnh hưởng đến rủi ro khi vận chuyển bằng đường biển như dầu nhớt, chất lỏng gây ẩm mốc, hư hại,… có thể bị hạn chế khi vận chuyển bằng đường biển.

e. Khác

Đối với những vật phẩm có giá trị tiền bạc như đồ trang sức, kim loại quý, phiếu chứng khoán, văn bản thương mại, tác phẩm nghệ thuật… cũng được xem là mặt hàng cấm không được vận chuyển trong ngành dịch vụ logistics

3. Chủ hàng cần lưu ý gì khi vận chuyển hàng trên biển?

Khi vận chuyển hàng hóa trên biển, có một vài vấn đề mà các chủ hàng cần đặc biệt lưu ý:

  • Đơn vị dịch vụ vận tải bạn chọn có tốt, làm việc chuyên nghiệp?
  • Cần có hợp đồng rõ ràng khi thuê dịch vụ, trong đó có những điều khoản ràng buộc trách nhiệm của đơn vị vận tải. 
  • Hàng hóa được mua bảo hiểm đầy đủ.
  • Thời gian hàng giao đến nơi được nêu cụ thể trong hợp đồng.

Tags: Vận chuyển đường biển, cước vận chuyển đường biển, vận chuyển đường biển quốc tế, cách tính cước vận phí vận chuyển đường biển, mặt hàng vận chuyển đường biển, quy trình vận chuyển hàng hóa…

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *