Mẫu Hợp Đồng Ngoại Thương - Các Điều Khoản Chi Tiết

Giao kết hợp đồng ngoại thương giao lưu hàng hóa giữa các quốc gia sẽ giúp cân bằng hàng hóa trên thế giới, đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân. Do đó, hợp đồng ngoại thương càng cần phải được soạn thảo kỹ lưỡng.

>>> Xem thêm:

Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt

1. Hợp đồng ngoại thương là gì?

Hợp đồng ngoại thương là hợp đồng mua bán giữa hai chủ thể ở hai quốc gia khác nhau được lập thành văn bản hay có thể hiểu là thỏa thuận (hợp đồng) giữa người mua và người bán ở 2 nước khác nhau về việc mua bán hàng hóa (ngoại thương).

  • Bên bán hàng gọi là nhà xuất khẩu, bán hàng cho bên kia để thu tiền hàng.
  • Bên mua hàng gọi là nhà nhập khẩu, chuyển tiền cho bên xuất khẩu và nhận hàng.

Hợp đồng ngoại thương thỏa thuận về quyền, lợi ích, trách nhiệm của cả hai bên trong thời hạn thực hiện hợp đồng phù hợp với pháp luật hai quốc gia cũng như điều ước quốc tế mà hai nước tham gia.

Hợp đồng ngoại thương là loại hợp đồng rất phức tạp. So với các loại hợp đồng trong nước thì mẫu hợp đồng ngoại thương phức tạp hơn rất nhiều bởi nó có giá trị ở nhiều quốc gia, liên quan đến pháp luật nhiều nước cũng như các điều ước quốc tế.

Bên cạnh đó, điểm nổi bật của hợp đồng ngoại thương là Chính phủ thường đại diện thay mặt các công ty giao kết hợp đồng để tạo ra sự thuận lợi giữa các quốc gia.

2. Nội dung chính của hợp đồng ngoại thương

Hợp đồng ngoại thương không có một mẫu chuẩn nhất định bắt buộc phải tuân theo. Tuy nhiên về cơ bản sẽ có những nội dung và một số điều khoản quan trọng bắt buộc (theo Luật thương mại 2005) như:

  • Commodity: mô tả hàng hóa
  • Quality: phẩm chất hàng
  • Quantity: Số lượng, trọng lượng hàng
  • Price: đơn giá hàng, kèm theo điều kiện thương mại (vd: FOB cảng xếp)
  • Shipment: thời hạn, địa điểm giao hàng
  • Payment: phương thức, thời hạn thanh toán
Nội dung chính của hợp đồng ngoại thương
Nội dung chính của hợp đồng ngoại thương

Hợp đồng ngoại thương có 03 yếu tố mà các bên cần phải đáp ứng:

– Hợp đồng ngoại thương được lập dựa trên cơ sở pháp luật vững chắc, không vi phạm pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.

– Hợp đồng ngoại thương có hình thức, nội dung hợp pháp.

– Hợp đồng ngoại thương được giao kết trên cơ sở tự nguyện của cả hai bên.

Hợp đồng ngoại thương được ký kết giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau vì thế có giá trị ở nhiều quốc gia nên thường sẽ được quy định rất chi tiết, cụ thể.

Việc quy định rõ ràng các quyền, trách nhiệm của mỗi bên trong thực hiện hợp đồng rất quan trọng, nó làm giảm thiểu tối đa những cạnh tranh, tranh chấp về lợi ích giữa các bên.

Các bên tham gia hợp đồng ngoại thương phải nghiêm túc tuân thủ những nghĩa vụ được thỏa thuận trong hợp đồng để việc thực hiện hợp đồng diễn ra suôn sẻ, giảm thiểu các tranh chấp. Cụ thể là những nghĩa vụ:

– Đối với bên xuất khẩu:

+ Đơn vị xuất khẩu phải thực hiện đúng việc giao hàng, hàng được giao phải đủ số lượng, chất lượng và thời gian theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.

+ Việc giao hàng phải bao gồm việc giao các tài liệu liên quan đến hàng hóa như: tài liệu kiểm định chất lượng, tài phiếu xuất kho…

+ Chuyển giao quyền sở hữu đối với hàng hóa cho dơn vị nhập khẩu.

– Đối với bên nhập khẩu:

+ Đơn vị nhập khẩu thực hiện nhận hàng, kiểm tra chất lượng số lượng hàng hóa.

+ Nếu bên bán không tuân thủ các thỏa thuận của hợp đồng thì bên mua có quyền khiếu nại về hàng hóa đã giao.

Hợp đồng ngoại thương có vai trò đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực hợp tác quốc tế. Việc thỏa thuận mua bán hàng hóa quốc tế bằng hợp đồng giúp đảm bảo sự công bằng về quyền lợi của các bên và từ đó tạo tiền đề cho sự hợp tác dài lâu.

Hợp đồng ngoại thương có vai trò lớn trong việc giao lưu hàng hóa giữa các quốc gia như việc xuất khẩu khoáng sản đến những quốc gia không có nguồn tài nguyên đó.

Bên cạnh đó, để hợp đồng đầy đủ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của các bên, còn có những điều khoản quan trọng khác như:

  • Packing & Marking: quy cách đóng gói, và ghi nhãn hiệu hàng hóa
  • Warranty: bảo hành hàng hóa (nếu có)
  • Force Maejure: bất khả kháng
  • Claime: khiếu nại
  • Arbitration: trọng tài
  • Other conditions: các quy định khác
Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng ngoại thương
Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng ngoại thương

3. Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng ngoại thương

Các điều khoản trong hợp đồng ngoại thương rất quan trọng và quy định chặt chẽ, vì thế người soạn thảo hợp đồng cần chú ý phải bao gồm các điều khoản về

– Thông tin đầy đủ của cả 02 bên: bên bán và bên mua.

– Chủ đề của hợp đồng ngoại thương.

– Mô tả loại hàng hóa được giao dịch, đơn giá, số lượng sản phẩm và số tiền; cách thức đóng gói, giao hàng.

– Thông tin cảng xuất hàng, cảng nhập hàng.

– Thời gian giao hàng (ngày/ tháng/ năm).

– Các hình phạt khi giao thiếu, giao muộn hàng hoặc hàng hóa không đúng chất lượng.

– Các quy định theo Incoterms.

– Phương thức, thời điểm thanh toán.

– Các tài liệu chuyển quyền sở hữu.

– Dự trù các trường hợp bất khả kháng như: thiên tai, cấm vận…

– Lựa chọn cách thức giải quyết khi có tranh chấp.

Nội dung cụ thể tất nhiên sẽ có sự thay đổi linh hoạt để phù hợp với nhu cầu thực tế của các bên. Nhưng những điều khoản cơ bản nêu ra trên đây rất phổ biến, và bạn nên tham khảo trong quá trình soạn thảo và đám phán hợp đồng với đối tác nước ngoài.

4. Mẫu hợp đồng ngoại thương 

Mẫu hợp đồng ngoại thương chịu nhiều sự tác động của các quy định trên thế giới và theo sự thỏa thuận của các thành viên vì thế không có một biểu mẫu cụ thể nào được đưa ra.

Tuy nhiên khi soạn thảo hợp đồng, các bên cần chú ý về hình thức và đảm bảo nội dung không vi phạm pháp luật của các văn bản quốc tế hay vi phạm pháp luật quốc gia thành viên.

Bạn có thể Tải Mẫu Hợp Đồng Ngoại Ngoại Thương TẠI ĐÂY

Trên đây, Kênh logistics vừa chia sẻ với các bạn những thông tin liên quan đến hợp đồng ngoại thương và những điều khoản cụ thể chi tiết cần có trong hợp đồng. Các bạn có thể tải mẫu hợp đồng để phục vụ công việc của mình nhé.

Để có thể hiểu một cách kỹ lưỡng hơn về hợp đồng ngoại thương và những vấn đề khác liên quan đến vấn đề xuất nhật khẩu, các bạn có thể tham khảo những KHÓA HỌC VỀ XUẤT NHẬP KHẨU & LOGISTICS tại trung tâm Lê Ánh.

Khóa học này dành cho người chưa biết gì muốn tìm hiểu các nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế để có thể làm nghề cho đến những người muốn nâng cao về nghiệp vụ. Khi hoàn thành khóa học, các bạn sẽ tự tin khi đi ứng tuyển tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu – Logistics.

Khi tham gia các khóa học tại Lê Ánh bạn được học bất cứ khi nào, không giới hạn thời gian và số lượt học. Trong quá trình học, các bạn có thể trao đổi với giảng viên, học viên và được hỗ trợ nghiệp vụ trọn đời.

>>> Xem thêm:

Chứng từ vận tải đường biển

Vận đơn đường hàng không

HS Code là gì? Cách Tra Mã HS Chính Xác Nhất

C/O là gì? Những vấn đề cần lưu ý khi làm C/O

Các điều ước quốc tế về vận tải hàng không

Rate this post
Bài viết tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *