HBL là gì

Thật không còn quá xa lạ với thuật ngữ House Bill of Lading nếu bạn là dân trong ngành logistics xuất nhập khẩu. Nhưng nếu bạn mới chập chững vào nghề, nhiều điều còn mới lạ thì việc tìm hiểu HBL là gì là hết sức cần thiết và quan trọng. Đây là thuật ngữ cơ bản bạn cần phải nắm bắt và hiểu được.

Hãy để Kênh Logistics giúp bạn đến với con đường logistic một cách nhanh hơn thông qua bài viết tìm hiểu về House Bill Of Lading.

1. House Bill Of Lading (HBL) là gì?

House Bill Of Lading hay còn được viết tắt là HBL là vận đơn thứ cấp do công ty Forwarder phát hành cho Shipper (là những người gửi hàng thực tế) và Consignee (người nhận hàng thực tế) trong trường hợp Shipper không yêu cầu Bill gốc từ phía hãng tàu.

Nếu vận đơn thứ cấp do hãng hàng không phát hành thì có ký hiệu là HAWB. Trong HLB sẽ vẫn còn có bill gốc và surrender bill.

2. Khi nào chủ hàng được cấp House Bill of Lading – HBL

Thông thường việc phát hành và sử dụng House Bill of Lading sẽ là yêu cầu của người gửi hàng ( Shipper ) và được thực hiện trong những trường hợp dưới đây:

Khi shipper có sự tin cậy vào công ty giao nhận vận chuyển đang phục vụ mình và cũng có thể là shipper không muốn lộ danh tính của mình cũng như là tên người nhận hàng thực thụ ( Consignee ) của mình trên vận đơn cũng như trên một số giấy tờ hay thủ tục khác.

Người nhận hàng thực thụ có những yêu cầu và đề nghị người gửi hàng ghi một vài thông tin lên trên Bill với mục đích thống nhất với bộ chứng từ. Tuy nhiên hãng tàu lại không chấp thuận chuyện này thì sẽ dẫn đến trường hợp sử dụng House Bill of Lading.

Trong trường hợp việc giao hàng của hãng tàu bị trì hoãn một số ngày nhất định nhưng trên thư tín dụng L/C thì lại bắt buộc ghi đúng ngày vận chuyển hàng. Hãng tàu thì không đồng ý ký lùi thời hạn vận đơn thì việc sử dụng House Bill of Lading hoàn toàn có thể giúp bạn ký nhận lùi được ngày bắt đầu giao hàng và được L/C chấp thuận.

3. Sự khác biệt giữa MBL và HBL là gì?

Có thể phân biệt MBL và HBL ở những điểm chính như sau:

– Đối tượng phát hành:

  • HBL: Người gửi hàng thực tế
  • MBL: Người gửi hàng thực tế hoặc công ty Forwarder

– Sửa lỗi:

  • HBL: Dễ chỉnh sửa vì thường là theo hình thức cá nhân phát hành
  • MBL: Khó chỉnh sửa và tốn kém hơn HBL

– Nguy cơ rủi ro:

  • HBL: Rủi ro sẽ cao hơn tùy vào công ty Forwarder sẽ chịu trách nhiệm như nào.
  • MBL: Do hãng tàu là đơn vị lớn, uy tín phát hành nên sẽ đảm bảo hơn về mặt pháp lý, nên dẫn đến rủi ro thấp bởi người gửi có thể trực tiếp kiện hãng tàu để đòi quyền lợi.

– Hình thức:

  • HBL: Có logo, tên, số điện thoại, địa chỉ văn phòng của công ty Forwarder.
  • MBL: Có logo, tên, số điện thoại, địa chỉ văn phong của hãng tàu.

– Nơi nhận hàng:

  • HBL: Thông thường là kho bãi của Forwarder
  • MBL: Cảng đến

Ngoài ra, HBL sẽ không chịu tác động của quy tắc Hague, Hamburg như MBL.

4. Cách làm HBL

Nguyên tắc: Sau khi chủ hàng đóng hàng và giao hàng cho công ty giao nhận cùng với đó là làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, và nộp một số phí liên quan. Công ty giao nhận sẽ phát hành HBL cho khách hàng theo như đúng quy định.

Tuy các mỗi loại vận đơn khác nhau về hình thức nhưng về mặt nội dung, House Bill of Lading cũng bao gồm những chi tiết quan trọng, giống như Vận đơn đường biển nói chung.

Trên HBL, thông thường người gửi hàng sẽ là người xuất khẩu, và người nhận hàng sẽ là người nhập khẩu.

Trong nhiều trường hợp đặc biệt cần thiết, thì có thể thay bằng người được ủy quyền của những bên đó. Theo đó, lô hàng sẽ vận chuyển như sau:

Nhà xuất khẩu => Công ty giao nhận => Nhà nhập khẩu

5. Mẫu House Bill of Lading

Dưới đây là mẫu House Bill of Lading một cách chi tiết nhất.

Mẫu House Bill Of Lading

HBL là gì

6. Vì sao sử dụng HBL của Forwarder

Sử dụng HBL của Forwarder sẽ có một số ưu nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

Vì trong House Bill Of Lading, bill gốc sẽ là do forwarder phát hành cho nên việc chỉnh sửa bill gốc rất dễ dàng, nhanh chóng và tốn ít chi phí hơn. Ngoài ra, có thể sửa thông tin trên House Bill of Lading theo bất cứ yêu cầu nào của shipper.

Nhược điểm:

– Vì House Bill of Lading có bill gốc là do forwarder in ra và cấp cho shipper. Tính rủi ro sẽ tăng cao khi shipper đem bill gốc này lên hãng tàu thì khi có vấn đề tranh chấp gì, Shipper hoàn toàn không có tính pháp lý để kiện hãng tàu.

– Ngoài ra, khi sử dụng House Bill of Lading sẽ tốn phí làm hàng (Handling) tại cảng đến.

Xem thêm: 

Các thông tin cụ thể trên được biên tập bởi đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm và được đào tạo bài bản. Hy vọng bài viết đã giúp bạn nắm vững về thuật ngữ House Bill of Lading là gì, cùng với đó nắm bắt một số ưu nhược điểm cơ bản khi sử dụng MBL. Từ đó, bạn có thể cân nhắc về việc khi nào nên sử dụng HBL để có thể có lợi nhất nhé!

1/5 - (2 bình chọn)
Bài viết tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *