Phương tiện đường sắt - RailWay

Phương thức vận tải hàng hóa bằng đường sắt tuy không phổ biến như vận tải đường bộ, đường biển hay đường hàng không, tuy nhiên, nếu đảm bảo đủ điều kiện vận tải, nhiều khách hàng vẫn ưu tiên phương thức vận tải này vì mang lại khá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

>>>>>> REVIEW Học Logistics Ở Đâu Tốt Nhất

I. Tại sao cần vận tải hàng hóa bằng đường sắt

Vận chuyển đường sắt phù hợp cho nhu cầu vận chuyển hàng khối lượng lớn

Vận chuyển đường sắt sử dụng các toa tàu để chở người và hàng hóa, bên cạnh đó tàu hỏa còn có thể kéo theo các container hàng hóa lớn vì thế rất thích hợp cho nhu cầu vận chuyển hàng khối lượng lớn. Tương tự như vận tải bằng đường biển có thể chở một lần khối lượng hàng lớn cho một tuyến vận chuyển, một tuyến tàu lửa trong một lần di chuyển cũng có khả năng vận tải nhiều container hàng của nhiều người gửi.

Hệ thống đường sắt trong nước hiện nay đã hoàn thiện với nhiều ga tàu trên khắp các tỉnh thành lớn của cả nước vì thế vận chuyển đường sắt trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn cho việc vận tải hàng hóa tới bất kì tỉnh thành nào theo trục đường sắt. Nếu cần lựa chọn một phương thức vận chuyển hàng hóa nặng với số lượng lớn cho doanh nghiệp trong nước thì vận chuyển đường sắt sẽ là lựa chọn hợp lý. quản trị nhân sự

Hiện nay, hệ thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài 2652 km, trong đó tuyến đường chính Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh dài 1726 km được gọi là Đường sắt Bắc Nam, góp phần quan trọng giảm tải vận tải nội địa.

Phương tiện đường sắt - RailWay

II. Quy trình vận tải hàng hóa bằng đường sắt

1. Căn cứ pháp lý

– Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;

– Nghị định số 154/2005/NĐ-CP 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; lớp kế toán tổng hợp

– Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/09/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

– Quyết định số 149/QĐ-TCHQ ngày 28 tháng 01 năm 2011 THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI TÀU LIÊN VẬN QUỐC TẾ NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH BẰNG ĐƯỜNG SẮT; ĐỐI VỚI HÀNH LÝ CỦA NGƯỜI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH; GIÁM SÁT HẢI QUAN TẠI GA LIÊN VẬN BIÊN GIỚI VÀ GA LIÊN VẬN NỘI ĐỊA

Quyết định 1842/QĐ-BTC ngày 30/7/2014 khóa học kế toán thực hành

2. Trình tự thực hiện:

* Tại ga liên vận nội địa:

Bước 1: Trước khi tàu rời ga liên vận nội địa, trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp nộp cho Chi cục Hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa những giấy tờ sau:

– Bản xác báo thứ tự lập tàu (đối với đoàn tàu khách liên vận làm thủ tục hải quan tại ga liên vận nội địa): 01 bản chính;

– Vận đơn: 01 bản photocopy liên 2 (đối với tàu có toa xe chở hàng xuất khẩu);

– Danh sách, tờ khai hành lý của tổ lái và những người làm việc trên tàu (đối với đoàn tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga nội địa): 01 bản chính; học xuất nhập khẩu online miễn phí

– Danh sách hành khách và phiếu gửi hành lý không theo người của hành khách (đối với tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga nội địa): 01 bản chính.

Bước 2: Chi cục Hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa có trách nhiệm:

– Tiếp nhận, kiểm tra các giấy tờ do trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp nộp;

– Niêm phong hải quan từng toa xe chứa hàng hoá xuất khẩu hoặc từng lô hàng xuất khẩu; trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được như hàng siêu trường, siêu trọng, hàng rời… thì trưởng tàu chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hóa; học xuất nhập khẩu ở đâu

– Lập biên bản bàn giao hàng hoá xuất khẩu cho Chi cục Hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới: 02 bản;

– Đóng dấu nghiệp vụ lên những giấy tờ do trưởng tàu nộp;

– Niêm phong hồ sơ hải quan gồm: biên bản bàn giao 01 bản; lược khai hàng hóa xuất khẩu: 01 bản sao; vận đơn 01 bản photocopy liên 2, giao cho trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp để nộp cho Chi cục Hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới.

* Tại ga liên vận biên giới:

Bước 1: Khi tàu tới ga liên vận biên giới, trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp nộp cho Chi cục Hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới: xuất nhập khẩu lê ánh

– Các giấy tờ đã được Chi cục Hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa niêm phong;

– Bản xác báo thứ tự lập tàu 01 bản chính có đóng dấu của ga biên giới (nếu là tàu chuyên chở hàng hoá);

– Giấy giao tiếp toa xe, Giấy giao tiếp hàng hóa (đối với tàu chở hàng hóa): 01 bản chính;

– Danh sách hành khách và phiếu gửi hành lý không theo người của hành khách (đối với tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga liên vận biên giới): 01 bản chính.

– Danh sách, tờ khai hành lý của tổ lái và những người làm việc trên tàu (đối với tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục tại ga liên vận biên giới): 01 bản chính; khóa học nghiệp vụ hành chính nhân sự

Bước 2: Nhiệm vụ của Chi cục Hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới:

– Tiếp nhận, kiểm tra những giấy tờ do trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp nộp;

– Đối chiếu, kiểm tra thực tế về đầu máy, số lượng và số hiệu từng toa xe chứa hàng hoá, hành lý ký gửi;

– Tổ chức giám sát việc xếp hàng hoá, hành lý đã làm thủ tục hải quan lên từng toa tàu;

– Niêm phong hải quan từng toa tàu chứa hàng hoá, hành lý ký gửi hoặc từng lô hàng; trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được như hàng siêu trường, siêu trọng, hàng rời… thì trưởng tàu chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hóa cho đến khi tàu xuất cảnh;

– Tổ chức giám sát trong quá trình tàu đỗ tại ga;

– Đóng dấu nghiệp vụ lên các giấy tờ do trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp nộp;

– Đóng dấu và trả lại các giấy tờ do Chi cục Hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa gửi đến.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Tại ga liên vận nội địa: Trước khi tàu rời ga liên vận nội địa, trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp nộp cho Chi cục Hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa giấy tờ, hồ sơ.

– Bản xác báo thứ tự lập tàu (đối với đoàn tàu khách liên vận làm thủ tục hải quan tại ga liên vận nội địa): 01 bản chính;

– Vận đơn: 01 bản photocopy liên 2 (đối với tàu có toa xe chở hàng xuất khẩu);

– Danh sách, tờ khai hành lý của tổ lái và những người làm việc trên tàu (đối với đoàn tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga nội địa): 01 bản chính;

– Danh sách hành khách và phiếu gửi hành lý không theo người của hành khách (đối với tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga nội địa): 01 bản chính.

* Tại ga liên vận biên giới:  Khi tàu tới ga liên vận biên giới, trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp nộp cho Chi cục Hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới giấy tờ, hồ sơ.

– Các giấy tờ đã được Chi cục Hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa niêm phong;

– Bản xác báo thứ tự lập tàu 01 bản chính có đóng dấu của ga biên giới (nếu là tàu chuyên chở hàng hoá);

– Giấy giao tiếp toa xe, Giấy giao tiếp hàng hóa (đối với tàu chở hàng hóa): 01 bản chính;

– Danh sách hành khách và phiếu gửi hành lý không theo người của hành khách (đối với tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga liên vận biên giới): 01 bản chính;

– Danh sách, tờ khai hành lý của tổ lái và những người làm việc trên tàu (đối với tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục tại ga liên vận biên giới): 01 bản chính;

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết: Chậm nhất 8 giờ làm việc       

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan

– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan

– Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan

8. Phí, lệ phí: Không 

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết tương tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *